0
Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 -44 )

Bảng 1.10: Các vùng sản xuất rau, quả truyền thống chủ yếu trong nước.

1.3.1.1. Những kết quả đạt được:

- Việt Nam với điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu (nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đơí ở phía Bắc) với nhiều chủng loại rau quả đặc trưng, có lợi thế so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

- Nhiều sản phẩm rau quả chế biến được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ngày một nâng cao.

- Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chế biến rau quả rất nhanh, đặc biệt ở những vùng trọng điểm: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

- Mặt khác ta có thể thấy việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả theo chuyên vùng (chẳng hạn tại Đồng Giao – Ninh Bình là vùng phát triển chuyên canh cây dứa thì TCT đầu tư dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc, tại miền tây Thanh Hóa nguyên liệu chủ yếu là sắn thì TCT đầu tư nhà máy chế biến tinh bột sắn, tại Lục Ngạn - Giang là vùng chuyên canh trồng vải thiều TCT đầu tư dây chuyền chế biến vải thiều đóng hộp và dây chuyền CB vải thiều lạnh đông IQF . ) còn giúp nhà máy trong việc xây dựng đơn giá thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất phù hợp với giá thành nguyên liệu cho người nông dân.

Ngoài ra, việc đầu tư sản xuất đặt tực tiếp tại trung tâm vùng nguyên liệu còn khai thác được một số điểm sau:

+ Giảm giá thành vận chuyển nguyên liệu về nhà máy

+ Giảm tiêu hao nguyên liệu cho đơn vị sản phẩm trong quá trình vận chuyển và bảo quản phục vụ sản xuất.

+ Chủ động về nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến (đáp ứng được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch sản xuất), điều tiết thu mua sản phẩm ( việc điều tiết thu mua sản phẩm tốt sẽ giảm được tiêu hao không cần thiết trong quá trình bảo quản sản phẩm, chẳng hạn như nếu nhà máy đặt xa vùng nguyên liệu thì trong quá trình tính toán và xây dựng kế hoạch sản xuất bao giờ cũng phải dự trữ nguyên liệu từ 3 – 5 ngày, nhưng khi nhà máy đặt tại vùng nguyên liệu thì nguyên liệu sản xuất của nhà máy chỉ cần dự trữ từ 12 – 16 tiếng, việc rút ngắn thời gian dự trữ nguyên liệu sẽ làm giảm hao hụt tỷ lệ nguyên liệu cho sản xuất một đơn vị sản phẩm từ 6% xuống còn 0,5% - 0,7%, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm theo tỷ lệ thích ứng , giá thành sản phẩm giảm dẫn đến giá bán giảm sẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường)

+ Việc đặt nhà máy gần vùng nguyên liệu sẽ dẫn đến phát triển vùng nguyên liệu tự phát một cách tự nhiên ( bởi vì người nông dân sản xuất ra rau quả luôn biết

sản phẩm của mình có thị trường tiêu thụ ổn định và giá cả phù hợp với giá trị sản phẩm).

Với những điểm mạnh đó, trong những năm qua ngành công nghiệp chế biến rau quả đã đạt đựơc một số thành tựu nhất định sau:

- Góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị quyết số 09/NQ- CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ, đã khai thác được lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu sinh thái đã đang của các vùng để sản xuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần cải thiện nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, bảo vệ sức khoẻ và đời sống của nhân dân, tạo cảnh quan môi trường, thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo thêm việc làm cho hàng triệu lao động, nhiều hộ nông dân từ nghèo, thoát nghèo đi lên làm giàu.

- Chủng loại các loại rau quả phong phú, đa dạng, nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao đã chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với thời kỳ 1991-1999. Cụ thể như thanh long ( sản phẩm đã có mặt trên 10 nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,3 triệu USD năm 2003 ), bưởi Năm Roi ( năm 2005 xuất khẩu được 50 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 ngàn USD ), vải thiều… Năm 2005 Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hơn 500 tấn vải thiều sang một số thị trường ở Nga và một số nước châu Âu khác. Đặc biệt lần đầu tiên Việt Nam đã thoả thuận xuất khẩu trực tiếp vải thiều sang Malaysia, thị trường đang có nhu cầu lớn về quả vải thiều tươi và chế biến (những năm trước), vải thiều xuất sang Malaysia đều phải thông qua các thương nhân Trung Quốc)

- Đã chú trọng đầu tư phát triển mới và nâng cấp nhiều cơ sở chế biến, bảo quản, nâng công suất của các nhà máy chế biến trên toàn quốc đạt 313010 tấn SP/năm ( năm 1999 là 95.000 tấn SP/năm). Nhiều cơ sở chế biến rau quả được trang bị đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại như Nhà máy chế biến rau quả Đồng Giao, Kiên Giang… tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao (điển hình như các sản phẩm đồ hộp phục vụ xuất khẩu cung chưa đủ cầu), đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Hoạt động của TCT dựa trên nguyên tắc xây dựng- đầu tư- sản xuất theo quy hoạch chung vùng nguyên liệu, sản xuất chế biến theo kế hoạch dài hạn 10 đến 20 năm của nhà nước

- Trong quá trình hoạt động TCT luôn đảm bảo đầu tư đúng vùng nguyên liệu đảm bảo về sinh thái môi trường, đảm bảo điều kiện kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, sản xuất chế biến .

- Sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật hợp lý.

- Trong quá trình sản xuất kết hợp với nghiên cứu phát triển khoa học:

+ Tạo ra nguyên liệu mới (vải quả không hạt thực hiện đề tài nhà nuớc KC06 )

+ Tạo ra công nghệ mới và đa dạng hoá sản phẩm trên dây chuyền chế biến chuyên dụng (chẳng hạn như chế biến nước lạc tiên cô đặc trên dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc của công ty Đồng Giao, hoặc sản xuất nước Puree cà rốt trên dây chuyền chế biến nước cà chua cô đặc của công ty CB và XNK Hải Phòng ).

- Tổ chức hội thảo khoa học thường xuyên nhằm đúc rút phổ biến kinh nghiệm trong sản xuất giữa các đơn vị trong toàn TCT , trong ngành và các địa phương.

- Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật và công nhân giỏi đi tham quan học tập trong nước và nước ngoài, học tập nâng cao trình độ.

- Các tổ chức Đảng , Chính quyền, công đoàn , đoàn thanh niên thường xuyên phát động các phong trào tiên tiến và cá nhân điển hình, các bằng lao động sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh hàng năm được xét thưởng cho những người xứng đáng.. . .

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 -44 )

×