III. Những vấn đề rút ra từ công tác xuất khẩu và phát triển thị trường
2. Đánh giá về thị trường xuất khẩu và hoạt động phát triển thị
a. Đáng giá về thị trường tiềm năng của tổng công ty.
Qua quá trình phân tích thị trường của công ty nối chung và thị trường về rau quả của tổng công ty nói riêng ta thấy, bên cạnh những cố gắng vượt bậc để đẩy mạnh qui mô kinh doanh, tăng kim ngạch xuất khẩu, khai thác triệt để thị trường truyền thống, tìm cách tiếp cận thị trường mới... Tổng công ty đã đạt được một số kết quả như:
Hoàn thành tốt nghĩa vụ duy trì bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước tăng mức thu nhập của cán bộ công nhân viên xác định được mặt hàng và thị trường đi vào chuyên doanh, mở rộng được thị trường sang các khu vực khác nhau, duy trì được thị trường truyền thống tạo được uy tín với khách hàng, tranh thủ được sự giúp đỡ của uỷ ban kế hoạch nhà nước, văn phòng chính phủ, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ thương mại.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề là tổng công ty cần có biện pháp thích hợp và khắc phục có hiệu quả.
Chưa có cơ cấu thị trường ổn định, công ty đã để mất một số thị trường truyền thống hiện nay tổng công ty đang phải cố gắng khôi phục nhưng chưa được như cũ mặc dù đã hết sức cố gắng như thị trường Mông Cổ, Ma cao.
Tổng công ty vẫn chưa xâm nhập xứng đáng với một số thị trường lớn như Trung Quốc, Châu Mỹ đặc biệt là thị trường Mỹ. Mặc dù là đã có sự phân chia song việc xâm nhập không phải là quá khó, hầu hết các nước đã có chính sách mở cửa, tự do buôn bán điều này cho thấy tổng công ty vẫn chưa phát huy được hết khả năng của mình để cạnh tranh trên thị trường.
Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng rau quả của tổng công ty còn thấp, tỷ giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng chí phí cũng tăng lên làm cho lợi nhuận giảm đi đáng kể.
Như vậy, mặc dù thị trường của tổng công ty có tăng về số lượng nhưng để duy trì và ổn định trên các thị trường này là rất khó khăn vì có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh mà tổng công ty phải đương đầu. Trong tương lai tổng công ty có một tiềm năng lớn về vốn vì đây là một doanh nghiệp nhà nước, có lợi thế trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Hơn nữa, tổng công ty có
khả năng phát triển rất lớn nếu như có nhữnh biện pháp thích hợp và đầu tư thoả đáng vào công tác phát triển thị trường.
b. Đánh giá về biện pháp phát triển thị trường rau quả của tổng công ty.
Qua hệ thống các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của tổng công ty ta nhận thấy tổng công ty đã có những biện pháp hợp lý đối với từng loại thị trường, đã dựa vào những lợi thế như địa lý, văn hoá, mức sống, trình độ chuyên môn của người lao động... từ đó, có những giải pháp thích hợp do vậy đã mở rộng được thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với vấn đề đầu tư mở rộng phát triển các vùng nguyên liệu tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên đã thu được hiệu quả cao đối với vấn để cải tiến chất lượng, mẫu mã,bao bì sản phẩm tổng công ty rất coi trọng để có thể đáp ứng tốt nhu cầu thị trường song về chủng loại hàng hoá đang là vấn đề mà tổng công ty cần phải cố gắng hơn nữa để tăng chủng loại mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của mỗi thị trường nếu muốn mở rộng thị trường của mình.
Vấn đế cải tổ bộ máy quản lý đang là đã được tiến hành một cách có trật tự ở tổng công ty nhằm cắt giảm dần số lượng nâng cao về chất lượng trước đây đội ngũ cán bộ công nhân viên của tổng công ty có tới hàng vạn người nay đã được tính giảm khá gọn nhẹ, sự cơ cấu lại các phòng ban tổ chức làm cho hoạt động của các đơn vị này ngày càng đạt hiệu quả cao.
Đối với các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, tổng công ty còn chưa có một chiến lược tiếp thị hòan chỉnh toàn diện, các hình thức quảng cáo, bán hàng còn rất ngèo nàn và chưa được quan tâm đúng mức.
Các biện pháp để nâng cao yếu tố cạnh tranh cả trong và ngoại nước chưa được tổng công ty quan tâm đúng mức. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là những nước ở gần Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan lại có lợi thế về nguồn nguyên lệu, nhân công, kỹ thuật, phương tiện... Trong khi đó lại thiếu chính sách đầu tư mạnh để tạo những bước đột phá quan trọng về năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của hàng hoá. Các biện pháp để thâm nhập thị trường còn nhiều hạn chế mặc dù tổng công ty đã có văn phòng đại diện ở Moxcow và Philadenphia nhưng các cửa hàng đại diện của tổng công ty ở nước ngoài còn rất hạn chế do đó chưa tiếp xú trực tiếp với người tiêu
dùng ở diện rộng. Nên khả năng tìm hiểu sở thích, thị hgiếu của người tiêu dùng còn hạn chế dẫn đến thiếu những thông tin chuẩn xác về thị trường gây khó khăn trong việc xâm nhập.
Sự kết hợp giữa mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống được thực hiện lệch lạc không tương xứng khi có thị trường mới thì lại tỏ ra lơ là với thị trường cũ, thiếu những biện pháp để cũng cố duy trì và phát triển thị trường truyền thống dể rồi một thời gian sau quay lại làn cho uy tín của tổng công ty không được đề cao.
Các biện pháp liên doanh liên kết còn ít chưa xứng đáng với tiềm năng của tổng công ty do vậy cần có những biện pháp để đẩy mạnh liên doanh liên kết.
Đào tạo cán bộ, chuyên gia công ty đã được tổng công ty quan tâm nhưng chưa đúng mức đặc biệt là công tác đào tạo các cán bộ quản lý và chuyên gia về thị trường.
PHẦN III.
MỘT SỐ KIẾN NGHI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM < VEGETEXLO VIỆT NAM > TRONG THỜI GIAN
TỚI.