0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Thông báo kết quả các các nhà thầu phụ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ (Trang 50 -55 )

hồ sơ các nhà thầu phụ

Xác định tên nhà thầu phụ được chỉ định

+ Xác định tên nhà thầu phụ được lựa chọn theo kết quả đán giá - Trình phê duyệt Đơn vị, cá nhân được giao - Nhà thầu thi công chính - Phòng ban chức năng Phiếu đánh giá xét chọn nhà thầu

5 - Xem xét, phê duyệt

- Nêu ý kiến chỉ đạo Đơn vị, cá nhân được giao giao

- Nhà thầu thi công chính công chính - Phòng ban chức năng

Báo cáo được phê duyệt

6 - Tiếp nhận kết quả phê duyệt duyệt

- Thông báo kết quả các các nhà thầu phụ các nhà thầu phụ

- Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ cho bước tiếp theo

Đơn vị, cá nhân được giao - Nhà thầu thi công chính - Phòng ban chức năng Sổ giao nhận tài liệu, hồ sơ

7 Lưu trữ hồ sơ Đơn vị, cá

nhân được giao - Nhà thầu thi công chính - Phòng ban chức năng Sổ nhận hồ sơ 59.3. Mô tả: 53.1. Bắt đầu:

Đơn vị, cá nhân được giao trách nhiệm lựa chọn nhà thầu phụ căn cứ vào kế hoạch lựa chọn đơn vị tham gia thi công (đã được phê duyệt) tiến hành:

Bắt đầu Lập kế hoạch thực hiên Triển khai kế hoạch Phê duyệt Công bố nhà thầu phụ Thực hiện bước tiếp theo

Lựa chọn nhà thầu phụ

- Xem xét sơ bộ các tài liệu, hồ sơ công trình liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu phụ

- Phụ trách đơn vị phân công trách nhiệm thực hiện cho các bộ phận, cá nhân liên quan

5.3.2. Lập kế hoach xét chọn nhà thầu:

Phụ trách đơn vị, cá nhân được giao trách nhiệm triển khai hoạt động:

- Xem xét kỹ tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc tổ chức triển khai thi công công trình: + Tài liệu, hồ sơ thiết kế, dự toán công trình đặc biệt các phần giao cho nhà thầu phụ thực hiện.

+ Các văn bản pháp quy của Nhà nước, tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng.

+ Các quy trình, quy định, hướng dẫn…do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị ban hành.

- Lập kế hoạch triển khai công tác chọn nhà thầu phụ trong đó bao gồm các nội dung chính sau:

+ Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ của gói thầu, hạng mục, công việc cần thuê nhà thầu phụ.

+ Điều kiện và yêu cầu cần thiết để nhà thầu phụ được đưa vào danh sách xét chọn.

+ Tiêu chí để chỉ định, xét chọn nhà thầu phụ. + Dự kiến kế hoạc tổ chức xét chọn.

Bản kế hoạch được phụ trách đơn vị thi công chính, phòng, ban chức năng kiểm tra lần cuối cùng trước khi phê duyệt.

- Căn cứ bản kế hoạch được phê duyệt và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng Công ty, đơn vị được giao trách nhiệm lựa chọn nhà thầu phụ triển khai ngay các kế hoạch hoạt động:

+ Xem xét, đánh giá các nhà thầu phụ trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ hiện đang lưu giữ tại đơn vị hoặc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị như: Danh sách nhà thầu, sổ theo dõi hợp đồng, các báo cáo kết thúc hợp đồng với nhà thầu…

+ Thu thập, bổ sung cập nhật các tài liệu, hồ sơ về các nhà thầu có trong danh sách nhà thầu do đơn vị lập.

+ Tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các nhà thầu liên quan đến các gói thầu, hạng mục, công việc thi công cần thuê hoặc tổ chức kiểm tra thực tế nhà thầu (nếu cần thiết).

+ Tìm kiếm nhà thầu mới khi các nhà thầu trong danh sách không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu, hạng mục, công việc thi công.

+ Xem xét, đánh giá sơ bộ qua tài liệu, hồ sơ để xác định các nhà thầu đủ điều kiện đưa vào danh sách lựa chọn.

5.3.4. Xác định nhà thầu phụ:

- Chỉ định trực tiếp nhà thầu phụ: Tên nhà thầu phụ được xác định trên cơ sở: + Quyết định của Tổng giám đốc hoặc Người được uỷ quyền.

+ Đề xuất của đơn vị, cá nhân (được giao trách nhiệm) được Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt.

- Xét chọn trực tiếp nhà thầu phụ:

Đơn vị được giao trách nhiệm xét chọn nhà thầu phụ phối hợp với các phòng chức năng tổ chức xem xét, đánh giá các nhà thầu phụ theo các tiêu chí đã được phê duyệt:

+ Đối với các xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, lập báo cáo đánh giá, và đề xuất tên xí nghiệp đáp ứng tiêu chí xét chọn.

+ Đối với các nhà thầu phụ bên ngoài lập báo cáo đánh giá, và đề xuất tên nhà thầu được lưạ chọn.

+ Báo cáo được thông qua phòng ban chức năng trước khi trình Tổng giám đốc phê duyệt.

5.3.5. Phê duyệt:

Tổng giám đốc hoặc Người uỷ quyền xem xét, phê duyệt các báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo.

5.3.6. Công bố tên nhà thầu:

Đơn vị giao trách nhiệm triển khai các hoạt động sau: - Tiếp nhận các báo cáo được phê duyệt.

- Phân phối văn bản này tới các đơn vị có liên quan

- Chuẩn bị các tài liệu hồ sơ liên quan đến từng gói thầu, hạng mục, công việc thi công.

- Thông báo tới Nhà thầu phụ được xét chọn và dự kiến kế hoạch triển khai trong thời gian tới.

6. Hồ sơ mời thầu:

- Hồ sơ của hoạt động lựa chọn nhà thầu phụ bao gồm các văn bản của quá trình chỉ định và xét chọn nhà thầu phụ.

- Hồ sơ lựa chọn nhà thầu phụ của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị được lưu giữ tại:

+ Đơn vị được giao trách nhiệm lựa chọn nhà thầu phụ; + Phòng ban chức năng

- Thời gian lưu trữ là 05 năm kể từ khi đưa vào lưu trữ.

Kết luận chương 2:

Như vậy Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) là Tổng công ty kinh doanh đa dạng hoá ngành nghề, mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất kinh doanh với cơ cấu ngành nghề chính là đầu tư, xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng và công

nghiệp…Ngoài những ngành nghề đã có và đang đầu tư xây dựng như khu đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông, các khu công nghiệp, dân dụng, nhà ở…sẽ tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn như cầu_hầm_đường bộ quốc gia, công trình cáp điện trung cao thế…UDIC bao gồm 27 công ty kể cả bộ máy sản xuất của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Trong đó có 5 công ty thành viên trong nước và 5 Công ty liên doanh với nước ngoài đã tổng hợp được sức mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lí, thi công cùng đội ngũ cán bộ quản lí, kỹ sư, cử nhân và công nhân nhiệt huyết, kinh nghiệm, có trình độ tay nghề cao với hoạt động sản xuất kinh doanh cùng hệ thống chất lượng ISO đã tạo nên những sản phẩm tốt cả lượng và chất có uy tín trên thị trường đóng góp vào sự phát triển nhanh, mạnh, bền vững của thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Qua việc phân tích khái quát về năng lực tài chính, kỹ thuật, năng lực của các cán bộ chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động của Tổng Công ty ta nhận thấy khả năng nhận thầu của Tổng Công ty là lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong những năm gần đây theo chiều hướng thuận lợi. Nhìn chung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Công ty tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. Đặc biệt trong hoạt động đấu thầu Tổng Công ty luôn tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu, trình tự thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên Tổng Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó, để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà thầu khác Tổng Công ty cần phát huy tối đa năng lực của mình, tích cực mở rộng hoạt động sản xuất, đầu tư máy móc, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên. Có như thế Tổng Công ty mới có thể thắng thầu những công trình có quy mô lớn.

Chương 3

KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP

ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP

DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG


ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ (Trang 50 -55 )

×