II. Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh thu hút ODA và tăng tốc độgiải ngân nguồn vốn ODA từ WB của Việt Nam
2. Những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độgiải ngân nguồn vốn ODA từ WB của Việt Nam
từ WB của Việt Nam
Trong thời gian tới để đẩy nhanh được quá trình thực hiện giải ngân của các dự án của WB. Cần có các giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những nguyên nhân làm chậm giải ngân như sau:
- Việt Nam phải chủ động gặp gỡ trao đổi tìm ra cách giải quyêt cho những quan điểm còn khác nhau giữa hai bên, đặc biệt là các quy định quá khắt khe về lãi suất, thanh toán, giải pháp mặt bằng... Việt Nam có thể tổ chức các cuộc thảo luận, gặp gỡ với WB để tăng hiểu biết giữa hai bên, cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh cho các khó khăn làm giảm tốc độ giải ngana do Việt Nam chưa có điều kiện để đáp ưngs điều kiện chặt chẽ của WB. Đồng thời đưa ra những kiến nghị, biện pháp để WB xem xét ví dụ về thanh toán nên có thêm các chi nhánh của tài đặc biệt ở địa phương, đồng thời có các bảo giúp địa phương có nguồn vốn đối ứng, hoặc đối với vấn đề giải phóng mặt bằng nên khẩn trương có các quy định về đến là giải phóng mặt bằng cho những người bị giải toả theo nghị định 36/CP...
- Giảm bớt thời gian cho công tác chuẩn bị dự án. Cần phải nâng cao tốc độ chuẩn bị dự án để đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đồng thời để thực hiện giải ngân kịp thời khi được sự chấp thuận của chính phủ và WB.
+ Xây dựng nhanh báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo cả về mặt thời gian cũng như chất lượng dự án.
+ Để có thể chuẩn bị tốt dự án cần có đội ngũ cán bộ am hiểu cách thức lập dự án khả thi cũng như các điều kiện của WB để đảm boả không có sự sai lệnh, không đáp ứng được yêu cầu từ phía Việt Nam cũng như WB.
- Tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án của chính phủ cũng như các Bộ liên quan một cách nhanh chóng nhất để không làm chậm đến các chu trình tiếp theo của dự án như đàm phán, ký hiệu định vay... nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình thực hiện giải ngân. Muốn vậy cần phải bớt các thủ tục hành chính phiền hà, tốn nhiều thời gian giữa các chủ dự án với cấp xét duyệt cụ thể là Bộ hoặc chính phủ, có những linh hoạt cần thiết của cơ quan xét duyệt đối với chủ đầu tư trong phân loại các nhóm dự án thẩm định nhằm tạo điều kiện cho dự án được triển khai nhanh dễ thực hiện rút vốn kịp thời...
- Nhanh chóng xử lý các vấn đề gây khó khăn cho quá trình giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh khâu này. Muốn vậy cần có sự thống nhất, rõ ràng trong các chính sách về giá cả đền bù, trợ cấp, chính sách tái định cư, đồng thời cũng cần lưu ý đến các yêu cầu của WB để kết hợp hài hoà để giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng được nhanh chóng, thuận lợi. Bên cạnh đó cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giải thích cho dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu cũng như lợi ích đem lại cho quốc gia cũng như bản thân họ để nhận được sự ủng hộ từ phía quần chúng nhân dân, từ đó có thể tăng tiến độ giải phóng mặt bằng. Công việc được coi là rất khó khăn không chỉ riêng các dự án của WB.
- Cần đáp ứng kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các dự án. Nguồn vốn đối ứng là yếu tố rất quan trọng để đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Trong nghị định 87/CP ra ngày 8/5/1997 cũng đã quyết định các Bộ liên quan như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính cần bố trí ưu tiên đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA, tuy nhiên nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt
động của dự án. Để làm được điều này cần xem xét kỹ, có những tính toán cụ thể, đảm bảo tin cậy trong kế hoạch vốn nước ngoài để sát với khả năng thực hiện khối lượng công việc tránh các chênh lệnh lớn không đủ vốn đối ứng để thanh toán. Đối với các dự án có yêu cầu vốn đối ứng quá lớn thì Việt Nam có thể đề nghị WB xem xét lại hoặc có thể đề nghị WB xem xét lại hoặc có thể tự mình kêu gọi các nhà tài trợ khác cùng hỗ trợ chia sẻ vốn đói ứng, hoặc thông qua WB để huy động tài trợ phụ thêm
- Hạn chế tới mức thấp nhất những vướng mắc, chậm trễ ở cấp cơ sở trong quá trình tiến hành đấu thầu và xét duyệt kết quả đấu thầu. Đối với các quy cách đấu thầu quốc tế hiện nay, các cơ quan tiến hành công việc này ở Việt Nam nhiềukhi còn chưa nắm vững, chưa hiểu rõ hết do vậy còn lúng túng trong việc thực hiện. Cần có các tư vấn, các chuyên gia nước ngoài am hiểu về lĩnh vực này, đồng thời có công tác tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộlàm việc trong lĩnh vực này.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Việt Nam trong công tác chuẩn bị dự án cũng như triẻn khai dự án đến quản lý thực hiện. Đây là vấn đề rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện giải ngân. Trình độ của cán bộ là khâu quyết định đến hầu hết quá trình thu hút cũng như sử dụng ODA. Do vậy cần phải nâng cao trình độ năng lực của họ về cả kiến thức còn thiếu còn yếu về những vấn đề sau:
+ Kiến thức kinh tế vĩ mô, tiến trình cải cách của Việt Nam và chương trình điều chỉnh của UB cũng như chương trình hỗ trợ khác.
+ Kiến thức về thực tiễn phát triển kinh tế
+ Về khuôn khổ pháp luật hiện hành bao gồm các quy định, hướng dẫn của nhà nước về quy trình, thủ tục liên quan đến rút vốn ODA, quản lý, sử dụng nguồn vốn này.
+ Bổ sung kiến thức về ngoại ngữ trong đó quan trọng là tiếng Anh và các ngoại ngữ khác cần thiết.
+ Thứ hai là nâng cao các kỹ năng sau đây + Kỹ năng về đàm phán
+ Kỹ năng về thu thập, phân tích thông tin và số liệu ở cấp vận hành. + Kỹ năng xây dựng chính sách
+ Kỹ năng, quản lý và đánh giá sau dự án.
Có đáp ứng được các yêu cầu của cán bộ mới có thể thực hiện nhanh được quá trình giải ngân. Chi phí đào tạo có thể kết hợp cả nguồn từ ngân sách nhà nước cũng như những tài trợ nước ngoài. Có thể thuê chuyên gia hoặc gửi cán bộ ra nước ngoài học tập...
- Một giải pháp nữa là phải tăng cường hiệu quả của các đầu mối quản lý và điều phối ODA. Các cơ quan quản lý và điều phối ODA đóng một vai trò rất quan trọng đói với quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA. Nếu hệ thống này rườm rà, phức tạp hoạt động không thường xuyên, hiệu quả thì sẽ tạo khó khăn, cản trở cho quá trình giải ngân không những vậy nó còn gây tâm lý ngần ngại cung cấp viện trợ của các nhà tài trợ trong đó có WB. Trong thời gian tới cần tăng cường giám sát thường xuyên chặt chẽ hơn đối với sử dụng ODA của cơ quan đầu mối là Bộ Kế hoạch và đầu tư để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời các cơ quan phối hợp với cơ quan đầu mối thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vừa giúp cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ, vừa kiểm soát hoạt động của cơ quan này. Có như vậy mới đảm bảo được tiến độ của dự án.
- Xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc giữa Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý sử dụng ODA với WB để kịp thời xử lý thông tư các vấn đề cần thiết phát sinh để không làm chậm quá trình giải ngân. Thông tin liên lạc
là yếu tố hết sức quan trọng đặc biệt khi có sự bùng nổ của khoa học công nghệ như hiện nay. Tuy nhiên để xây dựng được một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại là rất tốn kém nhiều khi vượt quá khả năng cho phép. Do vậy nên kêu gọi các nhà tài trợ có sự giúp đỡ, bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho vấn đề này. Mới đây WB có trang bị cho Bộ Tài chính mạng thư điện tử nhưng chỉ nối mạng với WB, nhờ vậy mà việc trao đổi thư từ với WB được cải thiện nhanh chóng hơn nhiều.
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý sử dụng ODA nói chung cũng như nên có hệ thống văn bản riêng đảm bảo tính cụ thể, chi tiết đối với việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng ODa của các nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong đó có WB. Một hệ thống văn bản riêng sẽ giúp cho phía Việt Nam thuận lợi hơn nhiều cho việc thực hiện giải ngân nói riêng cũng như công tác quản lý, sử dụng ODA nói chung của WB do có thể nắm một cách nhanh nhất và chính xác những trình tự, thủ tục đặc biệt là các điều kiện riêng cho do WB quy định...
- Trong thời gian cần tăng cường nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân địa phương cũng như năng lực của bản quản lý dự án địa phương để tránh lúng túng vướng mắc khi triển khai dự án, làm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân. Đây là vấn đề quan trọng vì đa số các dự án nông nghiệp và nông thôn được thực hiện ở các địa phương mà trình độ hiểu biết của nhân dân địa phương ở Việt Nam lại rất hạn chế nếu như không nói là không hiểu biết gì. Như vậy sẽ chắc chắn gây ảnh hưởng đến thực hiện dự án. Vì vậy cần tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân.
Phụ lục số 1:
Năm 1946 - Ngân hàng Thế giới có trụ sở tại Washingtơn - Tổng giám đốc đầu tiên là ông Eugene Meger Năm 1947 - Tổng giám đốc thứ 2 là ông John. J Mc Cloy
- Ký hiệp định vay đầu tiên với Phá vào tháng 9/5
Năm 1948 - WB cung cấp khoản cho vay đầu tiên cho nước đang phát triển là 13,5 triệu USD
Năm 1949 - WB có Tổng giám đốc thứ 3 là Ông Eugene R. Black
Năm 1952 - Nhật và Cộng hoà dân chủ Đức trở thành thành viên của WB. Nâng tổng số thành viên của WB lên 53
Năm 1956 Thành lập IFC với vốn khởi điểm là 100 triệu USD Năm 1960 Thành lập IDA - Vốn khởi điểm là 912 triệu USD
1963 George D. Woodo trở thành Tổng giám đốc thứ 4 của ngân hàng
1966 Thành lập ICSID
1968 Robert S Mc Mamara trở thành Tổng giám đốc thứ 3 của WB 1981 WB có Tổng giám dốc thứ 6 là ông A.W Clausen
1986 Ông Barlerr Conable trở thành Tổng giám đốc thứ 7 của WB 1988 Thành lập tổ chức MTGA
1991 WB có Tổng giám đốc thứ 8 là ông Lenis T. Preston 1992 Thuỵ sĩ gia nhập vào WB
1995 Đến nay Tổng giám đốc thứ 9 của WB là ông Janes D. Wolfensohn
Phụ lục số 2:
1. IBRD. Tổ chức này cung cấp các khoản vay và viện trợ phát triển cho những nước cho mức thu nhập trung bình và khoản tín dụng cho các nước ngoài. Các khoản vay có thời hạn thường khoảng từ 15 đến 20 năm, có 5 năm ân hạn. Nguồn vốn hoạt động của tổ chức này phần lớn thông qua mua bán trái phiếu trên thị trường qua tài chính quốc tế, còn lạilà phần đóng góp của các nước khi trở thành thành viên của WB. 2. IDA. Đâylà tổ chức có chức năng giúp đỡ cho các nước nghèo tăng
trưởng và giảm nghèo với khoản cho vay không lãi suất, sự trợ giúp kỹ thuật và tư vấn về chính sách. Các nước vay chỉ phải chi phí dịch vụ thấp hơn 1% của khoản vay. Thời hạn cho vay là 30 đến 40 năm có 10 năm ân hạn. Có gần 40 nước đóng góp quỹ cho IDA bao gồm cả các nước phát triển và một số nước đang phát triển như Achentina, Brazin, Botsna, Hungari, Hàn Quốc, Nga, Hy Lạp.
3. MIGA. MIGA là tổ chức khuyến khích, giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp khoản bảo hiểm cho những rủi ro không có tính thương mại, tư vấn cho chính phủ phép chính phủ để giúp thu hút đầu tư tư nhân, cung cấp các thông tin về cơ hội đầu tư ở các nước đang phát triển.
4. ICSID. Đây là tổ chức có chức năng giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư.
Phụ lục 3: Thủ tục rút và sử dụng vốn
1. Hoàn trả
2. Thủ tục thanh toán trực tiếp
Bên vay Nh cung cà ấp
Ngân h ng à thế giới Ký hợp đồng với Trả tiền Yêu cầu ho nà trả Trả
Bên vay Nh cung cà ấp
Ngân h ng à thế giới Ký hợp đồng
Yêu cầu
3. Cam kết đặc biệt:
Phụ lục 4:
Chương trình chovay cho Việt Nam NTC 1999-NTC 2002
NTC Dự án Giá trị (triệu USD)
1999 1. Giáo dục đại học 83
2. Phát triển nguồn nước sông Cửu Long 100
3. Giáo thông đô thị 50
4. Bảo vệ và phát triển đất mặn ven biển 70
5. Vệ sinh đô thị tại 3 thành phố 100
6. Tín dụng đổi mới cơ cấu kinh tế và xã hội 250 7. Nhà máy điện Phú Mỹ II (bảo lãnh rủi ro
một phần của IDA)
75
Tổng cộng 653 (không kể bảo
lãnh) 728
2000 8. Đào tạo giáo viên 80
9. Giao thông và ngăn ngừa lũ lụt vùng 150
Bên mua Ngân h ng mà ở LC
Ngân h ng à thế giới Đề nghị cấp LC 5.Xin cam kết đặc biệt 1.Ký hợp đồng Nh cung cà ấp Ngân h ng nhà à cung cấp 4. Báo cho nh cung cà ấp
7. Nộp chứng từ thanh toán8. Thanh toán cho nh cung cà ấp