Các kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ giữa

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu (Trang 93 - 133)

Việt Nam với các nước Bắc Âu

Bắc Âu là một khu vực thịnh vượng và ổn định nhất ở Châu Âu vì thế Bắc Âu là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam, cần phải khai thác nhiều thế mạnh của các quốc gia này để xây dựng đất nước. Muốn vậy, phải tăng cường các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại, cải thiện môi trường đầu tư trong nước.

Trong lĩnh vực kinh tế, trao đổi kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu vẫn còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Do nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển, hệ thống pháp luật đang được hoàn thiện nhưng vẫn chưa đồng bộ và thiếu tính ổn định, chính điều này đã làm cho các nhà đầu tư Bắc Âu có sự dè dặt khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, chính phủ Việt Nam cần đề ra những chính sách và giải pháp thích hợp, tăng cường xúc tiến thương mại, hoàn thiện mội trường đầu tư, sửa đổi, bổ sung thêm các văn bản dưới luật, cải thiện các thủ tục hành chính…

Đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như hàng thủ công mỹ nghệ, giày da, may mặc, đồ gỗ gia dụng…chính phủ cần phải khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vốn, khoa học công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, cạnh tranh giá cả với các nước Châu Á khác. Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải đảm bảo thời gian giao hàng, đáp ứng được những yếu tố xã hội khác (ý thức bảo vệ môi trường, chính sách chăm lo tới người lao động, phòng cháy chữa cháy…).

Bên cạnh đó, để đảm bảo hàng hóa Việt Nam thâm nhập được vào thị trường còn đầy tiềm năng như Bắc Âu các doanh nghiệp Việt Nam cần phải ra sức xây dựng một thương hiệu mạnh. Vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa trực tiếp giao dịch với các nước Bắc Âu, phần lớn thông qua trung gian hay thực hiện gia công nên người tiêu dùng ở Bắc Âu chưa biết đó là hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam.

Những mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Bắc Âu như cà phê, chè, gạo, hạt tiêu… chính phủ cần phải lựa chọn các vùng, các doanh nghiệp xúc tiến sản xuất chuyên canh cho xuất khẩu, cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu chọn giống đến kỹ thuật canh tác, chăm sóc nhằm xây dựng một thương hiệu hàng hóa nông sản Việt Nam, đảm bảo duy trì chất lượng hàng hóa nông sản Việt Nam theo phương châm chất lượng, giá cả.

Để đảm bảo hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như Bắc Âu đòi hỏi chính phủ phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hội chợ được tổ chức tại các nước Bắc Âu, đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà nhập khẩu của Bắc Âu để khảo sát thị trường, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của những cư dân ở đây.

Hoạt động xuất nhập khẩu của các nước Bắc Âu chủ yếu ở khu vực Châu Âu – nơi có cùng ngôn ngữ và phong tục tập quán. Phần lớn các doanh nghiệp ở

Bắc Âu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ rất do dự trong việc khám phá những thị trường mới có vị trí địa lý xa xôi như Việt Nam, chính vì vậy bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư Bắc Âu chính phủ Việt Nam cần tăng cường các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai bên nhằm xúc tiến các hoạt động buôn bán, phổ biến thông tin rộng rãi nhất là thông tin thị trường Bắc Âu cho các doanh nghiệp trong nước như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này, giao hàng đúng hẹn, mẫu mã, chính sách môi trường, quy tắc ứng xử…

Trong lĩnh vực du lịch, Bắc Âu là một thị trường nhiều tiềm năng. Vào mùa đông, người dân Bắc Âu thường đi du lịch đến nhiều vùng đất ấm áp và lựa chọn số một của họ là những vùng nhiệt đới. Nhằm tăng cường hợp tác trên lĩnh vực du lịch bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 năm 2005 những công dân Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan) khi vào Việt Nam không cần xin thị thực với thời hạn trong vòng 15 ngày, Việt Nam áp dụng chính sách miễn visa để khuyến khích các công dân Bắc Âu đến Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, số lượng du khách Bắc Âu đến Việt Nam vẫn không tăng lên, nguyên nhân là do những sản phẩm du lịch Việt Nam còn nghèo nàn so với các nước khác trong khu vực, giá vé máy bay cao, chưa có đường bay trực tiếp từ Việt Nam sang Bắc Âu. Vì vậy để thúc đẩy nhanh các hoạt động du lịch của công dân Bắc Âu chính phủ Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam tới các cư dân Bắc Âu, có những chính sách phát triển hợp lý hoạt động du lịch trong nước, xây dựng những tour du lịch sinh thái hấp dẫn…

Để tạo mối quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngày càng phát triển, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Bắc Âu nhất là những cơ quan thường vụ, các vị tham tán thương mại cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phải nghiên cứu thị trường và thông báo kịp thời tình hình kinh tế, thương mại, chính sách, luật pháp nhất là những chính sách thuế, phi thuế, những đối

tượng cạnh tranh và những chế độưu đãi đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, các vị tham tán thương mại cần phải phối hợp với các Bộ, các ngành có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu để kịp thời thông báo những vướng mắc giữa hai bên nhằm tìm ra các biện pháp xử lý hữu hiệu, mở rộng thị trường, tổ chức các hội thảo tiếp xúc với các thương nhân Bắc Âu, giới thiệu tình hình phát triển kinh tế, luật pháp và các chính sách thương mại ở Việt Nam.

Đồng thời, để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngày càng phát triển Việt Nam cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng những nhu cầu, lợi ích cho hoạt động buôn bán giữa hai bên.

Cần phải tăng cường hơn nữa giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin đối ngoại, có những chính sách ưu đãi hỗ trợ cho những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại các nước Bắc Âu, cần phải sử dụng những lực lượng này làm cầu nối cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu phát triển. Hiện nay người Việt Nam ở Na Uy có số lượng đông nhất ở Bắc Âu, đa số các cư dân Việt Nam ở các nước Bắc Âu đều chăm chỉ làm ăn và luôn hướng về tổ quốc, mặt khác chính phủ các nước Bắc Âu cũng luôn đánh giá cao tính cần cù, thông minh, sáng tạo của những người Việt Nam và những đóng góp tích cực của họ cho các nước này. Thế nên, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa những việt kiều ở các nước Bắc Âu với các công dân trong nước để thu hút nguồn vốn, tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật và làm cầu nối giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tìm hiểu những thị hiếu tiêu dùng của cư dân Bắc Âu, nếu thâm nhập tốt vào thị trường Bắc Âu Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU.

Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, tôn giáo…Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngày càng phát triển đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của cả hai bên, quan hệ này dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi, với thiện chí của cả hai bên chúng ta tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn tương xứng với tiềm năng vốn có của hai bên.

Tiểu kết chương 3

Nhìn lại hơn ba mươi năm quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu, chúng ta nhận thấy rằng quan hệ này ngày một phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như trước năm 1990 quan hệ giữa hai bên dựa trên cơ sở quan hệ hỗ trợ phát triển của các nước Bắc Âu cho Việt Nam thì sau năm 1990 quan hệ này đã phát triển rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục… Mặc dù, có sự khác nhau về thể chế, chính trị, trình độ phát triển kinh tế nhưng vẫn không ngăn cản được mối quan hệ hợp tác vốn có từ lâu giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu.

Tuy nhiên, khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước Bắc Âu. Thị trường Bắc Âu là một thị trường khó tính đòi hỏi hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng, phải có thương hiệu hàng hóa, mẩu mã phải đặc sắc, đảm bảo thời gian giao hàng và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước Bắc Âu bắt buộc phải cạnh tranh về chất lượng và giá cả với những hàng hóa khác cũng có xuất xứ từ Châu Á. Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước Bắc Âu là chưa quan tâm nhiều đến khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của thị trường này cũng như các đối thủ cạnh tranh với hàng hóa của Việt Nam. Mặt khác, những mặt hàng xuất khẩu chủ

lực của Việt Nam sang các nước Bắc Âu như may mặc, giày dép vẫn thông qua trung gian hoặc theo hình thức gia công mà chưa tạo ra được một thương hiệu riêng uy tín cho hàng hóa Việt Nam, các mặt hàng nông sản như trái cây, rau quả, cà phê, chè…khi xuất khẩu sang các nước Bắc Âu cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có đường bay trực tiếp từ Việt Nam sang Bắc Âu.

Để khắc phục những khó khăn trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực các hoạt động xúc tiến thương mại và có một chiến lược dài hạn để tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, tham gia các hội chợ thường xuyên được tổ chức ở các nước Bắc Âu. Ngoài ra, trong nước các doanh nghiệp Việt Nam phải có năng lực sản xuất và duy trì ổn định chất lượng hàng hóa xuất khẩu nhằm đảm bảo ba vấn đề chủ yếu là độc đáo, chất lượng hàng hóa và giá cả cạnh tranh.

Tóm lại, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu không chỉ là quan hệ hợp tác giữa hai châu lục Á –Âu mà còn là quan hệ hợp tác giữa những thành viên trong tổ chức ASEM. Ngoài Na Uy, các nước Bắc Âu còn lại đều là những thành viên của ASEM, là những đối tác tin cậy, quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, chính sự phối hợp hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEM đã tạo ra những cơ hội thuận lợi lẫn những khó khăn thách thức cho Việt Nam trong vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu.

KẾT LUẬN

Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từng chịu những tác động của tình hình thế giới và khu vực, nếu trước năm 1960 dưới áp lực của hai cực Ianta nên chính sách đối ngoại của các nước Bắc Âu lệ thuộc vào Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền Việt Nam cộng hòa nhưng bắt đầu từ năm 1965 khi Mĩ gia tăng áp lực chiến tranh ở Việt Nam và từng bước sa lầy ở chiến trường này nên thái độ chính trị và chính sách ngoại giao của các nước Bắc Âu đã dần chuyển biến theo xu hướng tích cực. Với tinh thần và thiện chí của nhân dân Việt Nam các nước Bắc Âu đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta mở đầu là Thụy Điển (1969) sau đó lần lượt đến các nước Bắc Âu còn lại, từ đây các quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu đã được mở rộng, các nước Bắc Âu dành nhiều khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam tái thiết xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã đề ra chính sách đổi mới, đưa kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa. Dưới những tác động của tình hình thế giới và khu vực nhất là sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thế giới chuyển từ hai cực sang đa cực cũng như quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành xu thế khách quan của thế giới, chính sự tự do hóa thương mại, đầu tư, chuyển dịch công nghệ đã thúc đẩy các quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp Đảng cộng sản Việt Nam đã sáng suốt trong mọi chính sách đặc biệt là chính sách đối ngoại. Với mong muốn duy trì hòa bình ổn định, xây dựng môi trường khu vực và quốc tế thuận lợi để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ trương “Việt Nam sẳn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [28, tr 42], vì vậy chính phủ Việt Nam đã chủ động sáng tạo tìm ra nhiều

giải pháp hợp lý để giải quyết những hiểu lầm ở khu vực cũng như giải quyết những cản trở không đáng có trong quan hệ quốc tế. Chính những quan điểm ngoại giao đúng đắn cùng với nghệ thuật sáng tạo trong chính sách đối ngoại đã làm cho chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng được thế giới tin cậy và đánh giá cao.

Nếu so sánh mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước còn lại trong EU thì có thể nói quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ít trãi qua những thăng trầm và ít có giai đoạn bị gián đoạn trong mối quan hệ, mặc dù khác nhau về ý thức hệ, chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế nhưng mối quan hệ này vẫn phát triển nhanh chóng, từ thấp đến cao, từ hỗ trợ phát triển mang tính chất nhân đạo đến quan hệ thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục và khoa học công nghệ… dù vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên nhưng bước đầu hai bên đã trở thành những đối tác tin cậy bổ sung cho thị trường của nhau.

Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngày càng phát triển tốt đẹp đã minh chứng cho chính sách đối ngoại hợp lý của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong suốt gần 20 năm (1986 -2005) cải cách đổi mới Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong xây dựng kinh tế, môi trường chính trị – xã hội, an ninh trật tự ổn định đã thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu dần phát triển khởi sắc hơn.

Trong xu thế hội nhập quốc tế nên quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, đều đặt mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu (Trang 93 - 133)