Đặc điểm mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu (Trang 84 - 86)

Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu là một trong những quan hệ tốt đẹp của các nước ở hai châu lục Á – Âu được thực hiện dựa trên những nguyên tắc chung của mối quan hệ quốc tế và mối quan hệ giữa hai khu vực Á – Âu trong cùng tổ chức ASEM.

Giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu đều có cùng một điểm tương đồng là ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế, mở rộng giao thương buôn bán với nhiều quốc gia trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, thân thiện, bình đẳng hai bên cùng có lợi.

Giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu thuộc hai châu lục khác nhau, với hai nền văn hóa hoàn toàn khác biệt nhau về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán và quá trình lịch sử, ngoài ra lại cách xa nhau về không gian địa lý vì thế trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu cũng có nhiều đặc điểm khác biệt nhau như:

Thứ nhất, giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, trong suốt hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam luôn kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân, còn các nước Bắc Âu là những nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa trên nền tảng dân chủ tư sản. Do những khác biệt này mà làm cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu trở nên phong phú và đa dạng hơn, phục vụ lợi ích cho nhân dân mỗi bên. Cụ thể là phía Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam cần sự hỗ trợ rất lớn các nguồn vốn từ bên ngoài vì thế viện trợ ODA của các nước Bắc Âu có vai trò quan trọng giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp

nhằm tiến nhanh hơn quá trình hội nhập quốc tế. Còn phía các nước Bắc Âu xem Việt Nam là một thị trường đầu tư nhiều tiềm năng, một thị trường buôn bán hấp dẫn. Giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu dần dần đã phát triển mối quan hệ từ thấp đến cao, từ hỗ trợ phát triển cho các nước nghèo mang tính chất nhân đạo chuyển sang quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa –giáo dục, khoa học công nghệ…quan hệ này được phát triển trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

Thứ hai, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu là quan hệ giữa những nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Việt Nam mặc dù đã cải cách đổi mới kinh tế nhưng hiện nay Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa còn tồn tại nhiều lạc hậu so với nền kinh tế phát triển nhanh chóng trên cơ sở tư bản chủ nghĩa ở các nước Bắc Âu, chính sự khác nhau này đã bổ sung thêm cho các bên những ưu điểm, lợi thế của nhau. Nguồn viện trợ nhân đạo ODA của các nước Bắc Âu cho Việt Nam đã thể hiện đầy đủ quan hệ hợp tác giữa các bên, giữa hai nền kinh tế khác biệt nhau. Thông qua hỗ trợ phát triển ODA các nước Bắc Âu mong muốn hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện các tiền đề nhằm tăng thu hút đầu tư, thương mại, khắc phục khó khăn, qua đó từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của Việt Nam và hướng đến việc xóa đói giảm nghèo trên thế giới.

Thứ ba, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu không chỉđược thực hiện trong khuôn khổ song phương mà cả trong khuôn khổ đa phương với các tổ chức EU, ASEAN, ASEM… Quan hệ hợp tác giữa ASEAN với EU, quan hệ hợp tác Á– Âu trong ASEM đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu phát triển. Đối với khu vực ASEAN, EU vừa là một đối tác thương mại vừa là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn, đối với Việt Nam khi là thành viên của ASEM đã tạo ra những tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa Việt Nam với từng nước thành viên trong ASEM trong đó có các

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu (Trang 84 - 86)