Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa (Trang 67 - 68)

II. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin

Thu thập phân tích và xử lý kịp thời chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro.

Trong giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản tín dụng- Cán bộ tín dụng phải nắm được các thông tin tài chính cũng như các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định cho vay bảo đảm có hiệu quả .Các thông tin tài chính gồm : khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ , nhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp...Các thông tin phi tài chính gồm: tư cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh quan hệ xã hội, gia đình , kinh tế...của người vay, cung cầu, giá cả thị trường... của đối tượng được cấp tín dụng. Yêu cầu của thông tin là chính xác, đầy đủ, kịp

thời để đạt được điều đó có nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiện nay các cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN hay trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) của NHCT Việt Nam. Những thông tin này tuy còn ít và chưa thật kịp thời nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần phải biết cách tra cứu tìm tòi và tận dụng triệt để nguồn tin này. Đồng thời, theo quy định của Ngân hàng, các cán bộ tín dụng phải tự mình đi thu thập thông tin ngay từ chính khách hàng đến vay vốn.Trên cơ sở những thông tin thu thập được cần phân tích cẩn thận để có quyến định chính xác, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng khác nhau.

Sau khi cho vay vốn, vấn đề đặt ra là phải giám sát, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và tiến độ. Việc giám sát có thể được thực hiện như kiểm tra định kỳ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra chi trả, thanh toán của doanh nghiệp... Kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro tín dụng để sớm có biện pháp sử lý thích hợp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa (Trang 67 - 68)