Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa (Trang 53 - 55)

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

2.2.Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

2.2.Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

2.2.1. Ngân hàng quá tin tưởng ở tài sản thế chấp

Mặc dù nguyên tắc cho vay là phải có tài sản thế chấp song cán bộ tín dụng cũng không nên cứng nhắc quá trong điều kiện này. Có đơn vị sản xuất kinh doanh tốt thì có thể không cần tài sản thế chấp vẫn có thể cho vay được. Ngược lại có những khách hàng vay với tài sản thế chấp lớn vẫn làm ăn thua lỗ dẫn đến ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng việc bác các tài sản thế chấp để thu hồi lại vốn cho vay là không dễ dàng chút nào. Trên thực tế không phải bất cứ nhà đất nào cũng có đủ các giấy tờ về quyền sử dụng và quyền sở hữu hợp lệ. Theo thống kê cho thấy hiện có tới 80% nhà, đất tại các thành phố lớn chưa có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ. Đó là chưa kể đến khi nhà, đất có giấy tờ hợp lệ thì còn phải xem xét đến giá trị, khả năng chuyển nhượng cũng như vị trí địa lý,...Ngân hàng thường gặp khó khăn về giấy tờ sở hữu tài sản, về giá cả tài sản, về thời hạn bán sản phẩm thế chấp, chậm trễ trong việc thu hồi vốn. Có những tài sản thế chấp khi định gía cho vay thì đang ở thời điểm giá cao, đến khi phát mại bán đi giá bị hạ gây thua lỗ cho ngân hàng. Ngân hàng cần phải lựa chọn khách hàng thật kỹ lưỡng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi

khách hàng ngày càng có nhiều mánh khoé lừa đảo tinh vi hơn. Họ có thể dùng một tài sản thế chấp để đi vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng gây lên thất thoát lớn cho không chỉ một ngân hàng mà cho cả ngành ngân hàng.

2.2.2. Thông tin tín dụng không đầy đủ

Thông tin tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu khi quyết định cho vay. Nhưng thực tế trước khi giải quyết cho vay các NHTM chưa được cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết. Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC) và trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHCT Việt Nam (TPR) đã được thành lập và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao do khả năng lắm bắt các thông tin có giới hạn và phụ thuộc nhiều vào các tổ chức tín dụng nên lượng thông tin cung cấp không đầy đủ và kịp thời. Hơn nữa, số lượng về tình hình tài chính của khách hàng hầu như không có do các doanh nghiệp thường quyêt toán chậm và chưa phải áp dụng chế độ kiểm toán bắt buộc nên số liệu nhiều khi không phản ánh chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trước khi quyết định cho vay ngân hàng chưa nắm được đầy đủ thông tin về tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng, quan hệ vay trả và khả năng tài chính... về khách hàng của mình nên quyết định cho vay thiếu đúng đắn, nhiều trường hợp khách hàng vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác và cuối cùng không có khả năng trả nợ ngân hàng.

2.2.3. Cán bộ tín dụng thiếu trình độ

Trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế, phân tích, thẩm định dự án kém nên nhiều khi cho vay mà không đánh giá được tính khả thi của dự án. Hoặc do không phân tích đầy đủ khả năng quan lý kinh doanh, báo cáo tài chính một cách chính xác nên không biết năng lực thực sự của khách hàng, khi họ kinh doanh thua lỗ sẽ kéo ngân hàng vào cuộc cùng hứng chịu tổn thất.

Kiến thức về xã hội, về thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế cũng gây cho món vay có khả năng bị rủi ro, vì trong nhiều trường hợp khách hàng đã không nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, không phân tích được cung,

người có kiến thức, có kinh nghiệm sẽ phân tích tôt tình hình thị trường, giá cả, cung, cầu, hiểu biết và có kinh nghiệm sẽ tư vấn cho khách hàng tránh được thiệt hại trong kinh doanh, tiền vay của ngân hàng mới tránh được rủi ro.

2.2.4. Cán bộ tín dụng làm sai quy trình tín dụng, thông đồng với khách hàng

Đây là vấn đề về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có những quan hệ cá nhân mà các cán bộ tín dụng đã thông đồng với khách hàng, làm sai các công đoạn của quy trình tín dụng như: cho vay các dự án quá mạo hiểm, khách hàng không đủ điều kiện về tài sản thế chấp, khách hàng không đủ năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh vì thế khi các khoản tín dụng có biểu hiện tiêu cực thì không có biện pháp để thu hồi vốn.

Trong thời gian qua, những vụ việc như thế cũng xảy ra tại NHCT Đống Đa nhưng không nhiều và ban lãnh đạo đã có những biện pháp xử lý kịp thời để trấn chỉnh và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ tín dụng trong đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa (Trang 53 - 55)