II. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
1. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM. Vì vậy một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa là đẩy mạnh công tác huy động vốn. Với những thế mạnh của mình như uy tín, mạng lưới rộng, thái độ phục vụ nhiệt tình nhanh gọn, chính xác, thủ tục thuận lợi, hình thức huy động phong phú… Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, kết quả nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định chẳng những đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng mà còn thường xuyên nộp vốn thừa về Ngân
Bảng 1: Tình hình huy động vốn ở Ngân hàng Công thương Đống Đa phân tích theo tốc độ tăng trưởng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền %/0 Số tiền %/02 Số tiền %/03
Tổng vốn huy động 622.402 659.089 106 833.655 126
Tiền gửi TCKT 161.691 123 174.403 108 212.486 122
Tiền gửi dân cư 436.155 117 454.997 104 601.840 132
Kỳ phiếu, trái phiếu 24.556 142 29.689 121 19.329 65
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Số liệu bảng trên cho thấy tổng vốn huy động của Ngân hàng Công thương Đống Đa mấy năm gần đây vẫn tăng trưởng ổn định với tốc độ cao bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế. Năm 2002, ngân hàng vẫn thu hút được 622.089 triệu đồng tăng 19% so với năm 2001.
Có thể nói điều này đã khẳng định uy tín của Ngân hàng Công thương Đống Đa với khách hàng khẳng định chiến lược kinh doanh đúng hướng của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong tời kỳ kinh tế đất nước gặp khó khăn.
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa phân tích tích theo hình thức huy động
Trong số các nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Đống Đa nguồn tiền gửi của dân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, năm 2002 tăng 17%, năm 2003 tăng 4% và năm 2004 tăng 32%. Điều này là sự cụ thể hoá chủ trương của Ngân hàng Công thương Đống Đa khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng qua các chính sách lãi suất thực dương do đặc điểm quận Đống Đa có nhiều cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh đóng và mới thành lập, dân cư đông đúc nên lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn, triệt để khai thác nguồn vốn này là một chủ trương đúng đắn của NHCT Đống Đa nhằm phát huy lợi thế trên địa bàn hoạt động.
Tiền gửi các tổ chức kinh tế cũng là một nguồn tiền chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, nó chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán qua ngân hàng và biến động theo chiều hướng tăng trưởng của sản xuất kinh doanh. Để đánh giá tốc độ tăng bất thường của tiền gửi các tổ chứuc kinh tế (năm 2002 tăng 23%, năm 2003 tăng 8%, năm 2004 tăng lên 22%).
Cùng với nguồn tiền gửi giao dịch của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm dân cư, Ngân hàng Công thương Đống Đa còn thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác như phát hành kỳ phiếu, tín phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, nguồn này không lớn và chỉ là giải pháp tình thế nhằm thu hút vốn tức thời cho các mục đích nhất định. Năm 2002-2003, do nhu cầu thu hút tiền để phát triển kinh doanh, nguồn huy động này được phát huy, năm 2002 đạt 24.556 trđ tăng 42% so với năm 2003 và năm 2003 đạt 29.689 trđ tăng 21% so với năm 2002, nhưng đến năm 2004, ngân hàng không có nhu cầu huy động vốn bất thường nên nguồn huy động chỉ đạt 19.329trđ, bằng 65% so với năm 2003.
Tóm lại, qua phân tích tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa có thể thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của Chi nhánh góp phần tăng trưởng nguồn vốn cung cấp đầy đủ và thuận lợi cho các nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.