Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội (Trang 35 - 39)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á

2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nộ

1.5. Tiến hành thủ tục công chứng và ký kết Hợp đồng tín dụng.

Sau khi Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng chấp thuận cho khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng tiến hành các công việc sau:

- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và tiến hành thủ tục công chứng.

- Hoàn tất thủ tục thế chấp, cầm cố và nhận tài sản thế chấp, cầm cố. - Lập tờ trình Hội đồng tín dụng và khế ước nhận vay.

- Hướng dẫn khách hàng ký trên các giấy tờ liên quan. Sau khi hoàn tất, Hồ sơ được trình Trưởng phòng Tín dụng ký và trình lên Ban lãnh đạo Ngân hàng.

1.6. Giải ngân.

1.7. Kiểm tra sau khi cho vay.

- Kiểm tra thường xuyên việc khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không, và theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình công nợ của khách hàng.

- Kiểm kê tài sản thế chấp, cầm cố, tái thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố.

1.8. Đối chiếu dư nợ.

1.9. Thu nợ- Tính lãi- Thu lãi.1.10. Lưu trữ hồ sơ. 1.10. Lưu trữ hồ sơ.

2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội Châu Hà Nội

Những nội dung tài chính được xem xét khi thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng bao gồm:

• Phân tích tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.

Tổng nguồn vốn đầu tư dự án: Thẩm định chi phí đầu tư là phân tích, đánh

giá mức chính xác trong tính toán nhu cầu về vốn đầu tư căn cứ vào nội dung các hạng mục công trình của dự án đầu tư, tổng dự toán công trình đã được phê duyệt, các biểu giá do Nhà nước quy định, giá cả thị trường...

Nguồn vốn: Xem xét dự án đầu tư có thể sử dụng nguồn vốn nào để đáp

ứng nhu cầu về chi phí đầu tư.

• Xác định doanh thu theo công suất dự kiến.

• Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong các năm

trả nợ. • Khả năng trả nợ. Lợi nhuận ròng dùng để trả nợ. Tỷ lệ lợi nhuận = x 100% ròng dùng để trả nợ Tổng số lợi nhuận ròng.

Nguồn trả nợ vay = Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận ròng dùng để trả nợ + Nguồn khác.

• Tính thời gian thu hồi vốn.

Thời gian Tổng số vốn vay trung và dài hạn. =

thu hồi vốn vay. Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận trả nợ + Nguồn khác Thời gian thu Tổng số vốn đầu tư vào dự án.

=

hồi vốn đầu tư. Khấu hao cơ bản năm+Lợi nhuận trả nợ+Nguồn khác

• Phân tích điểm hoà vốn.

• Tính toán một số chỉ tiêu tài chính.

Để có thể hiểu một cách đầy đủ các công việc liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư, tôi xin minh hoạ bằng một dự án đầu tư cụ thể.

Tên dự án: Đầu tư mua tàu chuyên dụng chở container DEJA BHUM. Chủ dự án: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

I. Giới thiệu khách hàng.

- Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Shipping Lines( VINA LINES). - Tổng giám đốc: ông Vũ Ngọc Sơn.

- Trụ sở: 210- Khâm Thiên- Đống Đa- Thành phố Hà Nội.

- Quyết định thành lập số: 250/ TTg của Thủ tướng Chính phủ cấp ngày 29/ 4/ 1995.

- Giấy phép kinh doanh: 110- 462 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 06/ 12/ 1995.

- Ngành nghề kinh doanh:

♣ Kinh doanh vận tải biển.

♣ Khai thác cảng.

♣ Sửa chữa tàu biển.

♣ Đại lý, môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải.

♣ Xuất- nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành vận tải.

♣ Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước.

- Vốn điều lệ: 1.065.588 tỷ VND.

II. Nhu cầu vay vốn.

- Số tiền vay: 900.000 USD trong khoản vay đồng tài trợ 3.800.000 USD. - Thời hạn: 5 năm.

- Mục đích: đầu tư mua tàu chở container DEJA BHUM sức chở 555 TEU.

- Hình thức tài trợ: đồng tài trợ do Ngân hàng TMCP Quân Đội làm ngân hàng đầu mối.

III. Hoạt động kinh doanh và tài chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam trong quá khứ.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập từ năm 1995 theo mô hình Tổng Công ty 91 trên cơ sở tập trung các doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu trong cả nước, các cảng biển và các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là vận tải đường biển, khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, cung cấp dịch vụ hàng hải, xuất- nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị hàng hải, cung ứng lao động hàng hải.

Từ năm 1996 đến nay, sản lượng vận tải của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam liên tục tăng trưởng. Tổng Công ty được đánh giá là một Tổng Công ty 91 mạnh, hoạt động có hiệu quả. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty được thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau:

Bảng 4: Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu. Năm 1996. Năm 1997. Năm 1998. Năm 199.

Tổng doanh thu. Lợi nhuận. Vốn chủ sở hữu. 2.364.603 194.919 1.661.365 2.272.653 226.266 1.775.869 3.113.344 252.849 1.906.579 3.62.338 254.789 2.036.084 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, 1998, 1999- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

Năm 1996, tổng sản lượng vận tải của Tổng Công ty là 4,8 triệu tấn hàng hoá, đến năm 1999 con số này là 9,1 triệu tấn. Năm 1996, sản lượng hàng hoá bốc xếp tại các cảng biển của Tổng Công ty là 14 triệu tấn và 254.944TEU. Năm 1999, sản lượng hàng hoá bốc xếp tại các cảng là 17,5 triệu tấn và 390.617 TEU. Hiệu suất khai thác phương tiện và cảng biển cũng tăng đáng kể.

Trong năm 1996- 1999, thực hiện chủ trương nâng cao năng lực vận tải và trẻ hoá đội tàu biển, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã đầu tư thêm 25 tàu với tổng trọng tải tăng thêm là 354.455 tấn, nâng tổng số tàu hiện có lên 74 chiếc tàu các loại, trong đó có 5 tàu Tổng Công ty đầu tư theo hình thức thuê mua, 20 tàu đầu tư bằng vốn tự có và vay ngân hàng gồm 6 tàu chuyên dụng chở container, 5 tàu dầu, số còn lại là tàu chở hàng khô với tổng giá trị đầu tư là 135 triệu USD.

Ngoài việc đầu tư lớn vào đổi mới phương tiện để nâng cao năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh trong kinh doanh vận tải, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cũng thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới hệ thống cầu cảng nhằm tăng năng lực bốc xếp, tăng lượng hàng hoá thông qua. Tổng Công ty cũng quan tâm sắp xếp, tổ chức lại sản xuất giúp những đơn vị thành viên ổn định sản xuất, kinh doanh có lãi. Sau 5 năm kể từ ngày thành lập, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đạt được mức tăng trưởng khá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w