II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
1. Tổ chức hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nộ
Phần lớn các giao dịch liên quan đến mua, bán ngoại tệ đều mua bán với Ngân hàng TMCP Á Châu Hội sở. Chỉ một số rất ít các giao dịch khi cần thiết và Ngân hàng TMCP Á Châu Hội sở không đủ bán cho Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội thì Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội sẽ trực tiếp giao dịch với các tổ chức trên thị trường liên ngân hàng hay các khách hàng có nguồn tiền xuất khẩu.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Thu nhập của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội tăng liên tục trong các năm qua. Năm 1998 tăng so với năm 1997 là 1.748 triệu VND, bằng 116% , năm 1999 tăng so với năm 1998 là 3.426 triệu VND, bằng 127%. Trong đó, thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là lãi cho vay, tăng 30% so với các năm trước.
Cùng với sự gia tăng về thu nhập, chi phí của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn. Năm 1999, chi phí chỉ tăng 11%, trong khi đó thu nhập của Ngân hàng tăng 127% so với năm 1998.
Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội năm 1998 đạt 2.833 triệu VND, tăng 36% so với năm 1997, vượt mức kế hoạch được giao. Nhưng năm 1999, lợi nhuận đạt 2.711 triệu VND, giảm 4% so với năm 1998.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU HÀ NỘI
1. Tổ chức hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội TMCP Á Châu Hà Nội
Hà Nội do phòng Tín dụng và Thanh toán quốc tế thực hiện theo quyết định số 959.1 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu ngày 01/07/1999 về việc ban hành Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu đối với khách hàng.
Quy trình tiếp nhận, thẩm định và theo dõi Hồ sơ vay vốn được thực hiện theo các bước sau:
1.1. Tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng.
- Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng thủ tục xin vay như : tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, khả năng vay vốn, tài sản thế chấp, cầm cố, thực trạng tình hình công nợ của khách hàng.
- Đề nghị khách hàng cung cấp Hồ sơ vay vốn. - Lập tờ trình thẩm định sơ bộ.
1.2. Nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay của khách hàng.
- Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng về hiệu quả kinh tế, khả năng sinh lời, cơ cấu vốn đầu tư.
- Đánh giá tình hình tài chính, tình hình công nợ của khách hàng.
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Xác minh tính hợp pháp và đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của khách hàng.
- Đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng.
1.3. Lập tờ trình thẩm định về Hồ sơ xin vay của khách hàng.
- Lập tờ trình thẩm định: nêu rõ khách hàng, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, nhu cầu vay vốn, tài sản thế chấp, cầm cố, đánh giá và đề xuất của nhân viên tín dụng.
- Lập Hồ sơ các chứng từ liên quan đến nội dung thẩm định: tư cách pháp lý, phương án kinh doanh, báo cáo tài chính, tình hình công nợ, tờ trình đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố...
Nhân viên tín dụng lập và gửi Tờ trình thẩm định và Hồ sơ xin vay của khách hàng lên Trưởng phòng Tín dụng. Trưởng phòng Tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại việc thẩm định này, tiến hành việc trình Ban tín dụng của Ngân