thuận lợi cho các Ngân hàng nông nghiệp khi cho vay vốn.
- NHNN cần tăng cường thanh tra kiểm soát đối với hệ thống NHNo&PTNT. Bởi đặc thù trong hoạt động của Ngân hàng mang tính hệ thống cao và mang tính xã hội. Vì vậy nếu một Ngân hàng trong hệ thống có những sai lầm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ sẽ gây phản ứng dây truyền, dẫn đến hoạt động của các NHTM khác và gây tổn thất cho xã hội. Do đó NHNN phải tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm soát đối với các NHTM nói chung và NHNo nói riêng.
- Có chính sách qui hoạch, đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực kiến thức về quản lý tài chính, tiền tệ Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ ngân hàng, trước hết là đội ngũ lãnh đạo sau đó là cán bộ nghiệp vụ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng để giúp họ nắm chắc chế độ chính sách và quy chế cho vay để mở rộng đầu tư cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Về lâu dài cần có chiến lược đào tạo để có đội ngũ cán bộ trong ngành Ngân hàng có trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực và trên Thế giới.
- Ngân hàng cần có những tổng kết, đánh giá về công tác tín dụng, đặc biệt là tín dụng kinh tế hộ, đánh giá tình hình cho vay thông qua tổ, nhóm để rút kinh nghiệm trong việc điều hành và tổ chức thực hiện.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng Ngân hàng là một định chế tài chính có vị trí hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Lợi ích kinh doanh của Ngân hàng đem lại những đóng góp to lớn trong quá trình chuyển đổi kinh tế nước ta, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với nội dung bảo toàn vốn thông qua nghiên cứu hoạt động tín dụng ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương rút ra kết luận sau.
Trong thời gian qua hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các vùng cây đặc sản, tăng giá trị sản xuất từ các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khôi phục các làng nghề truyền thống nhất là nghề thủ công, mỹ nghệ được mở ra các vùng trong huyện. Hạn chế tình trạng xuất bán nguyên liệu, tăng được giá trị sản phẩm hàng hoá, tạo việc làm cho phần lớn số lao động trong thời gian nông nhàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách ổn định. Nhưng thực tiễn vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nhiều hộ gia đình vì nhiều lý do vẫn chưa được vay vốn hoặc vay chưa được đầy đủ, kịp thời.
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện năm 2006 và những năm sau đòi hỏi phải có sự phấn đấu nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành. Trong đó hoạt động Ngân hàng cần phải tìm biện pháp mở rộng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và cho vay kinh tế hộ nói riêng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế trong huỵện phát triển. Tuy nhiên muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng với cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương cùng các ngành, các cấp, giải quyết các ách tắc khó khăn trong phạm vi ngành mình, cấp mình. Tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng về môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý.
Các điều kiện thủ tục vay vốn khơi thông các ách tắc tín dụng bằng cơ chế là điều kiện để mở rộng tín dụng. Nhưng nếu chỉ có sự cố gắng của các cấp, các ngành không thì chưa đủ mà phải có sự cố gắng của bản thân các hộ gia đình vì đây xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, là nơi trực tiếp đưa đồng vốn vào sản xuất, kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong quan hệ tín dụng. Cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện Bình Giang là một vấn đề cần thiết để thúc đẩy sản xuất phát triển hoạt động ngân hàng không những chỉ mang yếu tố hiệu quả kinh doanh đơn thuần mà còn là động lực đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển là công cụ điều tiết tất cả các thành phần kinh tế. Nhằm thúc đẩy sự phát triển hàng hoá nhiều thành phần góp phần thực hiện các định hướng của huyện Đảng bộ thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phấn đấu mục tiêu của Đảng thực hiện "Dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Với các giải pháp đó được kết hợp đồng bộ thì chắc chắn việc đầu tư kinh tế hộ sẽ được mở rộng và ngày càng nâng cao chất lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng sẵn có, tạo việc làm cho người lao động trong toàn huyện Bình Giang.
Với nhận thức đó, Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với cho vay kinh tế hộ sản xuất. Khoá luận được hoàn thành với sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Truờng Đại Học KTQD - Hà Nội. Sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Văn kiện đại hội đảng lần thứ VIII và IX
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Bình Giang
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2004 - 2005
- Các văn bản chế độ hiện hành (Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về “Đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng”; Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNH của Thống đốc Ngân hàng nhà nước “ Về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”; Quyết định số 72/QĐ- HĐQT-TD của Chủ tịch Hội đồng quản trị “V/v Ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt nam” …