Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn 2 đến 45 ngày tuổi, tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nuôi b (Trang 37 - 42)

3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá

3.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng

Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức thức ăn: - 50% artemia + 50% cá (1) 54,6 54,7 54,8 54,9 55 55,1 55,2 55,3 55,4 55,5

10con/mL 20con/m L 30con/mL

Mật độ luân trùng T ỷ l ệ s ố ng ( % )

- 100% artemia (2)

- 50% artemia + 50% tổng hợp (3)

Kết quả thu được chiều dài trung bình của cá và tăng trưởng của cá theo % chiều dài thân thể hiện ở đồ thị và bảng 4:

Hình 20: Chiều dài trung bình của cá giai đoạn từ 25-45 ngày tuổi Bảng 6: Tăng trưởng của cá theo % chiều dài

Các loại thức ăn sử dụng Giai đoạn

(ngày tuổi) Cá tươi + Artemia Artemia Tổng hợp + Artemia 25-32 0,2197 ± 0,0625a 0,259 ± 0,0246a 0,1694 ± 0,0505a

32-39 0,1979 ± 0,0294a 0,3014 ± 0,0177b 0,1669 ± 0,0125a 39-45 0,4533 ± 0,1072a 0,1482 ± 0,0933b 0,22492 ± 0,1301b

25-45 1,1195 ± 0,1142a 0,8786 ± 0.0981ab 0,6692 ± 0,1554b

Ký hiệu mũ cùng hàng khác nhau là biểu thị cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05), ngược lại là không có ý nghĩa về mặt thống kê.

0 5 10 15 20 25 30 25 32 39 45

Thời gian thí nghiệm (ngày)

C hi ề u dà i t ru ng b ìn h (m m ) Cá tươi+artemia artemia Thức ăn tổng hợp+artemia

Hình 21: Khối lượng trung bình của cá giai đoạn từ 25 - 45 ngày tuổi.

Bảng 7: Tăng trưởng theo % trọng lượng cơ thể Các loại thức ăn sử dụng Giai đoạn (ngày

tuổi) Cá tươi +Artemia Artemia Tổng hợp + Artemia 25-32 1,2257 ± 0,3721a 1,7240 ± 0,0726b 1,1770 ± 0,2422a 32-39 1,1487 ± 0,2809ab 1,6403 ± 0,3237a 0,7997 ± 0,3826b 39-45 1,9733 ± 0,2881a 0,3407 ± 0,1073b 0,4839 ± 0,3880b

25-45 11,9513 ± 0.4585a 8,5797 ± 0,4229b 4,5696 ± 0,1721c

Ký hiệu mũ cùng hàng khác nhau là biểu thị cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05), ngược lại là không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kết quả có được ở bảng 6, 7 và đồ thị 19, 20 cho thấy:

Chiều dài trung bình, khối lượng trung bình, tăng trưởng theo % chiều dài thân, tăng trưởng theo % trọng lượng thân ở các lô thí nghiệm khác nhau có ý nghĩa. Chứng tỏ các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều dài của cá giai đoạn 25 - 45 ngày tuổi.

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 25 32 39 45

Thời gian thí nghiệm (ngày)

K h ố i l ượ ng tr un g bì nh ( g) Cá tươi + artemia artemia Thức ăn tổng hợp+artemia

Cụ thể như sau:

Xét về chiều dài trung bình:

Ở giai đoạn 25 đến 39 ngày tuổi chiều dài trung bình của cá ở lô 2 cao nhất (19,31 mm) tiếp đến là lô 1 (17,2 mm) và thấp nhất là lô 3 (16,07 mm). Trong đó kết quả so sánh giữa lô 1 với lô 2 và lô 2 với lô 3 là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học (p <0,05). Còn kết quả so sánh giữa lô 1 với lô 3 thì không sai khác về mặt thống kê sinh học.

Ở giai đoạn 39 đến 45 ngày tuổi thì chiều dài trung bình của lô 1 là cao nhất (24,97 mm) tiếp đến là lô 2 (22,13 mm) và lô 3 (19,67 mm). Trong đó kết quả so sánh giữa lô 1 với lô 3 là có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học (p <0,05). Còn kết quả so sánh giữa lô 1 với lô 2 và giữa lô 2 với lô 3 thì không có ya nghĩa về mặt thống kê sinh học.

Xét về khối lượng trung bình:

Ở giai đoạn 25 - 39 ngày tuổi khối lượng trung bình của cá ở lô 2 cao nhất (0,1141 g) tiếp theo là lô 1 (0,0694 g) và thấp nhất là lô 3 (0,0625 g). Trong đó có sự sai khác có ý nghĩavề mặt thống kê sinh học ở lô 1 so với lô 2 và lô 2 so với lô 3. Còn ở lô 1 so với lô 3 thì không sai khác nhau.

Ở giai đoạn 39 – 45 ngày tuổi khối lượng trung bình cao nhất ở lô 1 (0,2055 g) tiếp theo là lô 2 (0,1520 g) thấp nhất là lô 3 (0,0884 g) và khi so sánh giữa các lô với nhau (lô 1 với lô 2; lô 2 với lô 3; lô 1 với lô 3) đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học (p < 0,05).

Kết quả thu được có thể được giải thích như sau:

- Giai đoạn cá 25 đến 39 ngày tuổi là giai đoạn cá chuyển đổi thức ăn từ thức ăn sống (Artemia) sang thức ăn không sống (cá tươi xay và thức ăn tổng hợp) do đó ở lô thí nghiệm 1 và 3 cá bắt mồi kém và sự tiêu hóa thức ăn này cũng kém hơn so với thức ăn sống (Artemia). Theo Davis (1986) ngoài tự nhiên cá ở giai đoạn này (từ 11-20 mm) bắt đầu ăn cá nhỏ với tỷ lệ rất nhỏ: 0,8% khẩu phần ăn. Vì vậy công thức thức ăn ở lô thí nghiệm 1 và 3 là không đáp ứng được tính ăn của cá ở giai đoạn này. Do đó chiều dài trung bình và khối lượng trung bình ở hai lô này thấp hơn ở lô 1.

- Giai đoạn 39 đến 45 ngày tuổi: Chiều dài trung bình thân và khối lượng trung bình thân của cá ở lô thí nghiệm thứ 2 đều thấp hơn so với lô 1. Điều này cho thấy thức ăn 100% artemia không còn đáp ứng tính ăn của cá nữa. Kết quả này là phù hợp vì ở giai đoạn này tỷ lệ cá nhỏ trong khẩu phần ăn (tính ăn tự nhiên) của cá đã tăng lên.

Mặt khác xét về mặt dinh dưỡng thì công thức thức ăn 100% artemia chất lượng dinh dưỡng cũng kém hơn ở công thức 1 và 3. Bởi vì trong công thức 2 không có sự kết hợp giữa các loại thức ăn khác nhau nên giá trị protein thấp hơn. Hơn nữa ở công thức 2 thức ăn chỉ có một loại thức ăn là artemia nên chắc chắn sẽ có sự mất cân bằng acid amin, trong đó sẽ có sự thiếu hoặc thừa ít nhất một loại acid amin nào đó. Mà sự thiếu hay thừa bất kỳ acid amin nào cũng làm giảm hiệu quả sử dụng protein. Điều này làm cho thành phần dinh dưỡng của lô thí nghiệm thứ hai không đáp ứng được một cách tốt nhất cho nhu cầu dinh dưỡng của cá mặc dù lượng thức ăn là đủ.

So sánh giữa nghiệm thức 1 và 3 ta thấy chiều dài trung bình cũng như khối lượng trung bình ở lô thí nghiệm thứ 3 đều thấp hơn so với lô thí nghiệm thứ 1 mặc dù ở công thức thức ăn này cũng có sự kết hợp hai loại thức ăn khác nhau và thành phần dinh dưỡng cũng không thấp (Protein > 42%).

Điều đó chứng tỏ loại thức ăn tổng hợp ở công thức thứ 3 không phải là loại thức ăn phù hợp cho cá (thức ăn tôm). Có thể thức ăn này chưa có mùi hấp dẫn và độ tiêu hóa thấp hơn so với cá tươi xay hoặc thành phần và tỷ lệ các axit amin trong protein chưa phù hợp. Bởi vì, thứ nhất là trong thức ăn tổng hợp, protein thường được cấu thành từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có cả protein động vật và protein thực vật. Do có cả protein thực vật nên loại thức ăn này không được tiêu hoá tốt bằng cá tươi (gồm toàn protein động vật). Thứ hai là khi nói đến protein, thì điều quan trọng không chỉ ở hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn ở thành phần và tỷ lệ các axit amin tham gia cấu thành nên protein, đặt biệt là các axit amin thiết yếu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn 2 đến 45 ngày tuổi, tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nuôi b (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)