2.1 Ảnh hưởng lên sinh trưởng (theo chiều dài)
Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian cá từ ngày tuổi thứ 2 đến ngày tuổi thứ 15, kết quả thu được như sau:
Bảng 3: Khối lượng trung bình của cá ở các thời điểm nuôi khác nhau: Mật độ Rotifer (con/mL)
Chỉ tiêu Ngày nuôi
10 con /mL 20 con /mL 30 con /mL 2 2,296 ± 0,256 2,296 ± 0,256 2,296 ± 0,256 8 3,286 ± 0,436 3,298 ± 0,404 3,442 ± 0,367 L (mm)
15 4,552 ± 0,955 4,934 ± 0,951 5,337 ± 1,025
Hình 18: Chiều dài trung bình của cá giai đoạn 2 - 15 ngày tuổi
0 1 2 3 4 5 6 2 8 15
Thời gian thí nghiệm (ngày)
C hi ề u dà i t ru ng b ìn h (m m )
Bảng 4: Tăng trưởng % theo chiều dài thân giai đoạn 2-15 ngày tuổI Mật độ Rotifer (con /mL)
Giai đoạn (ngày tuổi)
10 (Con/mL) 20 (Con/mL) 30 (Con/mL)
2-8 43,14±14,26 43,66±8,13 49,94±1,13
8-15 38,52±28,59 49,60±8,71 55,04%±12,76
2-15 98,27±22,31 114,91±24,49 132,47±18,07 Qua số liệu ở bảng 3; 4 ta thấy:
Sự tăng trưởng theo chiều dài cơ thể đều diễn ra chậm ở cả 3 nghiệm (0,431; 0,436; 0,499). Điều này đã được một số tác giả nghiên cứu như Kungvankij (1986a) về sinh trưởng của cá Chẽm là: Cá tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu.
Đây là giai đoạn hệ thống tiêu hoá của cá chưa hoàn thiện, cá bắt mồi một cách thụ động. Lượng mồi bắt được phụ thuộc vào tần số bắt gặp chứ không phụ thuộc vào bản thân cá. Do đó lượng thức ăn cho cá đưa vào bể phụ thuộc vào thể tích nước chứ không phụ thuộc vào số lượng cá thả.
Theo hình 17 chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức thứ 3 tăng nhanh nhất, tiếp đến là nghiệm thức thứ 2 và 1. Tuy nhiên sự tăng nhanh chậm khác nhau này không có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học. Điều này cho thấy mật độ 10con /mL là đủ cho nhu cầu của cá và thích hợp để cá có thể bắt mồi tốt. Vì vậy việc tăng mật độ Rotifer lên 20 con /mL và 30 con /mL là không cần thiết mà còn có thể gây áp lực lên bộ phận gây nuôi thức ăn sống cho cá (gồm tảo và Rotifer). Ngoài ra mật độ Rotifer cao (20 con /mL và 30 con /mL) cũng có xu hướng tác động tiêu cực đến môi trường nuôi đặc biệt là đến pH của môi trường nước. Vì mật độ Rotifer càng cao thì lượng tảo tiêu thụ trong nước càng lớn làm cho mật độ tảo giảm nhanh, xác tảo nhiều hơn gây biến động pH nước.
Bảng 5: Sự biến động pH ở các bể ương nuôi trong giai đoạn 2 – 15 ngày tuổi Mật độ luân trùng
Giai đoạn
(ngày tuổi) 10 con /mL 20 con /mL 30 con /mL
Số liệu thu được ở bảng 5 cho thấy pH của các lô thí nghiệm mật độ luân trùng 20 con /mL và 30 con /mL biến động hơn so với lô 10 con /mL (từ 7,3 – 8,1 so với 7,5 – 8,1) và ở các lô này pH cũng giảm thấp hơn pH tối ưu cho ấu trùng cá sinh trưởng và phát triển (7,5 – 8,1).
2.2 Ảnh hưởng của mật độ Rotifer đến tỷ lệ sống
Để biết được ảnh hưởng của mật độ Rotifer, chúng tôi thể hiện trên hình sau:
Hình 19: Tỷ lệ sống của cá giai đoạn 2-15 ngày tuổi
Tỷ lệ sống thu được ở ba nghiệm thức là không khác nhau về mặt thống kê sinh học. Điều đó có nghĩa là các mật độ Rotifer khác nhau như đã bố trí không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá giai đoạn 2 đến 15 ngày tuổi.
Tỷ lệ sống thu được ở đợt thí nghiệm là tương đối thấp (Lô 1: 55,44%, Lô 2: 54,93%, Lô 3: 55,42%) so với kết quả ương nuôi của Trung tâm (65%), nguyên nhân là cá bị bệnh nấm đỏ. Điều này là do môi trường nước biển không tốt hoặc do môi trường nước xanh.
Mặt khác thí nghiệm được tiến hành trong các bể có thể tích nhỏ nên môi trường trường nước ít ổn định hơn so với các bể thể tích lớn trong trại mà ấu trùng ở giai đoạn này lại rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường và sức chống chịu cũng rất kém.
3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá Chẽm giai đoạn 25 - 45 ngày tuổi.