Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn 2 đến 45 ngày tuổi, tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nuôi b (Trang 28 - 50)

Xử lý số liệu bằng các hàm và phương pháp thống kê sinh học trong chương trình MS-EXCEL và Post - hoc Test.

Số cá thả

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Kỹ thuật ương nuôi cá Chẽm (L.calcarifer) từ khi mới nởđến 60 ngày tuổi 1.1 Một số yếu tố môi trường của nguồn nước cấp ban đầu trước khi thả cá

Bảng 1: Một số yếu tố môi trường

Nhiệt độ (oC) pH DO (mg/L) Độ mặn (‰) 27,2 ¸ 29,5 7,8 ¸ 8,5 3,95 ¸ 5,21 33 ¸ 35

Nguồn nước cấp vào cho quá trình ương nuôi được chứa lắng trong bể thể tích lớn (1800 m3) và đã qua quá trình lọc và xử lý bằng tia cực tím nên các yếu tố môi trường luôn luôn ổn định và phù hợp cho quá trình sinh trưởng của ấu trùng cá.

1.2 Hệ thống bểương

Hình 14: Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng cá Chẽm

Bể ương là các bể ximăng tròn có thể tích 5 m3; 8m3; 10m3 bể có chiều cao 1 m, bên trong bể có quét 1 lớp composite chống thấm và dễ lau chùi.

Đáy bể nghiên về phía lù xả cạn ở giữa bể. Hệ thống sục khí từ 5-10 dây tùy vào thể tích bể.

Hệ thống bể ương nằm trong nhà có mái che, tránh ánh sáng trực tiếp và che mưa.

1.3 Chuẩn bị bểương và thả cá

Hình 15: Chuẩn bị bể ương

Hệ thống bể trước khi đưa vào ương nuôi được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và nước ngọt. Sau đó cấp nước biển vào 1/2 bể, lắp sục khí rồi cấp tảo vào bể (Nanochloropsis oculata) với mật độ 3 - 4.104 tb/mL. Tảo sẽ giúp ổn định môi trường nước và làm thức ăn cho Rotifer. Khâu chuẩn bị bể ương được chuẩn bị một ngày trước khi thả cá vào bể. Ấu trùng mới nở sau khi định lượng được đưa vào bể với mật độ 40 - 80 con /L.

1.4 Chăm sóc và quản lý 1.4.1 Cho ăn 1.4.1 Cho ăn

Hình 16: Cá tập trung khi cho ăn

Ấu trùng 3 ngày sau khi nở thì khối noãn hoàng được hấp thụ hết, miệng ấu trùng phát triển hoàn chỉnh và có thể ăn thức ăn ngoài.

Tuy nhiên để ổn định môi trường, tăng sinh khối Rotifer và chủ động trong việc cho ăn, tiến hành đưa Rotifer vào bể từ ngày thứ hai sau khi ấu trùng nở. Mật độ Rotifer đưa vào bể là 5 - 10 con /mL, ngày cấp 2 lần: 8h sáng và 15h chiều.

Rotifer cho ấu trùng ăn đến ngày thứ 15, khi ngừng cho ăn Rotifer thì cũng ngừng cấp tảo.

Từ ngày thứ 10 trở đi cho ấu trùng ăn N-artemia và Rotifer kết hợp. Mật độ N-artemia từ 2-3 con /mL, đến ngày thứ 15 tăng mật độ lên 3-5 con /mL, ngày cho ăn 2 lần, sáng 8h chiều 15h. Đến ngày thứ 35 thì cho ăn N-artemia chỉ một lần /ngày, đến ngày 40 thì ngừng cho ăn N-artemia.

Từ ngày thứ 20 trở đi tập cho cá ăn thức ăn tổng hợp. Cho ăn tổng hợp 4 lần / ngày 7h, 10h và 14h, 16h30. Cỡ thức ăn thay đổi theo cỡ miệng của cá. Thức ăn tổng hợp cho ăn theo nhu cầu của cá.

Thức ăn tổng hợp là thức ăn tôm của hãng Hải Long được trộn thêm vitamin B1 và dầu mực.

1.4.2 Chếđộ siphon và thay nước

Từ ngày tuổi thứ 5 bắt đầu siphon 1 lần /ngày thay nước (20%) vệ sinh thành bể và dây sục khí.

Từ ngày tuổi thứ 25 khi cá bắt đầu ăn được thức ăn tổng hợp thì siphon 2 lần /ngày và thay 50% nước.

Đến ngày thứ 35, cá ăn tổng hợp mạnh thì siphon 2 lần /ngày và cho nước ra vào liên tục 24 giờ.

1.4.3 Phân cỡ cá

Từ lúc cá ăn artemia mạnh thì sự phân đàn bắt đầu diễn ra. Để giảm sự hao hụt do sự phân đàn và cá ăn nhau gây ra, tiến hành lọc cá phân cỡ và san thưa mật độ.

Khoảng ngày tuổi thứ 18 - 20 tiến hành phân cỡ lần đầu, sau đó 5 - 7 ngày phân cỡ 1 lần.

Lọc cá phân cỡ bằng lưới treo trong nước. Kích thước mắt lưới dao động từ 1 đến 5 mm tuỳ kích cỡ cáphan cỡ mà chọn kích thước mắt lưới lọc phù hợp. Rút nước trong bể còn khoảng 20 cm rồi vớt cá cho vào lưới lọc treo ở một bể khác. Cá nhỏ chui qua lưới, cá lớn còn lại trong lưới được chuyển sang bể khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5 Thức ăn sống cho ấu trùng

Thức ăn sống đóng một vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình nuôi. Vì vậy việc sản xuất thức ăn sống luôn được chú trọng và đi trước một bước trong mọi chu kỳ nuôi nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho nhu cầu ương nuôi. Các loại thức ăn sống cơ bản và quan trọng gồm có tảo tươi, luân trùng, artemia. Ngoài ra, Trung tâm còn chú trọng việc nghiên cứu sản xuất đại trà một số loại thức ăn sống khác như copepoda để thay thế cho artemia nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

1.5.1 Nuôi tảo

Tảo được sử dụng là tảo N.oculata, tất cả các giai đoạn của quá trình ương nuôi được thực hiện trong phòng nuôi cấy tảo. Các bước nuôi tảo được thực hiện theo quy trình sau:

- Nhân tảo giống:

Lượng tảo giống cần cấy từ 40 - 50mL cho bình tam giác 1 L. Sau đó dùng tảo từ bình này cấy vào bình 10 L. Tỷ lệ tảo từ bình tam giác dùng để cấy bình 10 L là 1/10.

- Nuôi sinh khối:

Tảo được nuôi nhân giống từ bình 10 L sẽ được san nuôi sinh khối vào bình 20 L, với mật độ ban đầu là 10.000 tb/mL. Chu kỳ nuôi sinh khối trung bình khoảng 2 - 3 ngày và đạt mật độ 1 triệu tb/mL.

Tảo từ bình 20 L đem nuôi cấy vào bể sợi thuỷ tinh trong suốt có thể tích 200L, tỷ lệ tảo cấy vào bể này là 1/10. Từ bể này tảo được làm giống để nuôi

ngoài trời trong các bể có thể tích từ 1 - 100 m3 tỷ lệ thể tích tảo cấy giống là 1/15. Chu kỳ nuôi tảo sinh khối từ 3 - 5 ngày, thường thì mật độ tảo trung bình đạt được lúc thu hoạch là 0,5 - 1 triệu tb/mL, trong suốt quá trình nuôi đều sục khí mạnh.

1.5.2 Nuôi luân trùng

Luân trùng là loại thức ăn quan trọng nhất cho ấu trùng ở giai đoạn đầu, luân trùng rất giàu dinh dưỡng, và có kích cỡ nhỏ nên rất phù hợp cho cá con bắt mồi.

Bể nuôi luân trùng có thể tích từ 1 - 10 m3 sau khi vệ sinh bể, cấp nước vào và cho dung dịch tảo với mật độ trên 100.000 tb /mL, sau đó cấy luân trùng vào với mật độ 10 cá thể /mL, những ngày sau bổ sung tảo hàng ngày. Sau 2 ngày cho ăn tảo, luân trùng có thể được cho ăn thức ăn thay thế bằng nấm men nước mặn. Thường sau 7-8 ngày nuôi, luân trùng sẽ đạt mật độ cực đại 700 - 800 cá thể/mL và có thể thu sinh khối được.

Luân trùng sinh khối được thu hoạch một mặt được sử dụng làm thức ăn cho cá, một mặt được giữ lại làm giống sau này.

1.5.3 Ấp nở Artemia.

Bể ấp Artemia là bể thuỷ tinh sợi, có lù xả cạn ở đáy, có thể tích 500L Cấp nước vào bể, sục khí mạnh, sau đó cho trứng Artemia vào ấp trong 16 giờ, trứng nở thành N-Artemia, thì có thể thu được.

Khi thu Artemia, tắt sục khí, bao bể kín bằng bạt đen để artemia tập trung ở đáy bể, vỏ nổi lên trên mặt, thì sẽ thu triệt để N-artemia.

Artemia được làm giàu bằng Selco (60ppm) khi sử dụng làm thức ăn vào buổi chiều.

Phương pháp làm giàu N- Artemia:

N-Artemia sau khi lọc sạch vỏ cho vào bình nón (V = 600L), mật độ làm giàu 300 cá thể/mL, hàm lượng Selco làm giàu 60 ppm, thời gian làm giàu 10-12 h với các yếu tố môi trường to 27-29oC, độ mặn 33-34 ppt, pH = 8. Trong quá trình làm giàu tiến hành sục khí liên tục.

1.6 Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống:

Qua theo dõi 3 bể ương từ khi cá mới nở đến 60 ngày tuổi (cá được bán đi để nuôi thương phẩm) thu được kết quả như sau:

Bảng 2: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn 1 – 60 ngày tuổi Bể ương Các chỉ tiêu đánh giá 1 2 3 L (mm) 1 ngày tuổi 1,51 ± 0,13 1,51 ± 0,13 1,51 ± 0,13 L (mm) 60 ngày tuổi 31,7 ± 7,5 30,2 ± 6,5 33,5 ± 8,2 W (g) 20 ngày tuổi 0,022 ± 0,003 0,023 ± 0,004 0,021 ± 0,002 W (g) 60 ngày tuổi 0,356 ± 0,02 0,351 ± 0,07 0,321 ± 0,05 TLS (%) 15 ngày tuổi 64,5 63,7 66,8 TLS (%) 60 ngày tuổi 51,2 55,3 54,6 1.7 Phòng và trị bệnh:

Trong ương nuôi ấu trùng cá Chẽm, ngoài một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống như thiếu thức ăn, hiện tượng ăn nhau, biến động môi trường …thì còn có một yếu tố đáng chú ý khác là bệnh.

1.7.1 Bệnh nấm đỏ:

Ấu trùng dưới 15 ngày tuổi khi thức ăn là luân trùng và môi trường nước luôn được duy trì tảo thì bệnh thường gặp là bệnh nấm đỏ. Hiện tượng bắt gặp là khi siphon có thấy cá chết ở đáy. Xác cá chết, xác tảo và cặn vẩn tạo thành những mảng màu đỏ ở đáy bể.

Phòng bệnh: Môi trường bể phải luôn được vệ sinh sạch sẽ. Hằng ngày từ ngày tuổi thứ 5 trở đi tiến hành siphon, lau thành bể, dây sục khí và thay nước. Khi có bệnh xuất hiện thì tiến hành cách ly để tránh lây lan.

Trị bệnh: khi phát hiện cá bị bệnh thì tiến hành siphon thật kỹ, thay nước nhiều hơn (40 - 50% thể tích), phải bố trí sục khí đều từ đáy bể lên.

1.7.2 Bệnh ký sinh trùng bám:

Bệnh thường gặp ở giai đoạn cá hơn 25 ngày tuổi. Hiện tượng thường thấy khi cá bị bệnh này là cá kết đàn bơi rất nhanh vòng quanh bể hoặc tập trung nơi sục khí mạnh và cá còn kém ăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng bệnh: Thay nước ra vào liên tục 24 giờ. Khi cho ăn tránh cho ăn thừa. Hằng ngày siphon và vệ sinh hệ thống bể dây sục khí. Các dụng cụ như cần siphon, thau, chậu, vợt, khăn lau phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ngọt trước và sau khi dùng. Khi đã có cá bị bệnh thì cách ly, không dùng chung dụng cụ.

Trị bệnh: Khi phát hiện có cá bị bệnh tiến hành chuyển cá sang bể khác, đồng thời tắm cá bằng nước ngọt (0 – 5 ‰). Rút nước trong bể, vớt cá cho vào nước ngọt ngâm trong khoảng 1 phút rồi chuyển vào bể mới.

Qua theo tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi cá Chẽm tại trung tâm nhận thấy: Quy trình ương nuôi tương đối hoàn thiện trong tất cả các khâu: Hệ thống công trình, xử lý nước, thức ăn tươi sống, kỹ thuật ương nuôi, phòng trị bệnh,...Tuy nhiên kết quả ương nuôi chưa thật cao (TLS: 53,7% ở giai đoạn 60 ngày tuổi, cá phân đàn mạnh và qua nhiều lần phân cỡ tạo ra những đàn cá còi). Nguyên nhân là thức ăn cho cá chủ yếu là thức ăn tổng hợp không thật sự phù hợp cho cá nhất là giai đoạn 25 – 40 ngày tuổi. Ngoài ra thức ăn còn là nguyên nhân gây bệnh cho cá (bệnh đường ruột).

2. Ảnh hưởng của mật độ Rotifer lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá Chẽm Lates calcarifer từ 2 - 15 ngày tuổi cá Chẽm Lates calcarifer từ 2 - 15 ngày tuổi

2.1 Ảnh hưởng lên sinh trưởng (theo chiều dài)

Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian cá từ ngày tuổi thứ 2 đến ngày tuổi thứ 15, kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Khối lượng trung bình của cá ở các thời điểm nuôi khác nhau: Mật độ Rotifer (con/mL)

Chỉ tiêu Ngày nuôi

10 con /mL 20 con /mL 30 con /mL 2 2,296 ± 0,256 2,296 ± 0,256 2,296 ± 0,256 8 3,286 ± 0,436 3,298 ± 0,404 3,442 ± 0,367 L (mm)

15 4,552 ± 0,955 4,934 ± 0,951 5,337 ± 1,025

Hình 18: Chiều dài trung bình của cá giai đoạn 2 - 15 ngày tuổi

0 1 2 3 4 5 6 2 8 15

Thời gian thí nghiệm (ngày)

C hi ề u dà i t ru ng b ìn h (m m )

Bảng 4: Tăng trưởng % theo chiều dài thân giai đoạn 2-15 ngày tuổI Mật độ Rotifer (con /mL)

Giai đoạn (ngày tuổi)

10 (Con/mL) 20 (Con/mL) 30 (Con/mL)

2-8 43,14±14,26 43,66±8,13 49,94±1,13

8-15 38,52±28,59 49,60±8,71 55,04%±12,76

2-15 98,27±22,31 114,91±24,49 132,47±18,07 Qua số liệu ở bảng 3; 4 ta thấy:

Sự tăng trưởng theo chiều dài cơ thể đều diễn ra chậm ở cả 3 nghiệm (0,431; 0,436; 0,499). Điều này đã được một số tác giả nghiên cứu như Kungvankij (1986a) về sinh trưởng của cá Chẽm là: Cá tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu.

Đây là giai đoạn hệ thống tiêu hoá của cá chưa hoàn thiện, cá bắt mồi một cách thụ động. Lượng mồi bắt được phụ thuộc vào tần số bắt gặp chứ không phụ thuộc vào bản thân cá. Do đó lượng thức ăn cho cá đưa vào bể phụ thuộc vào thể tích nước chứ không phụ thuộc vào số lượng cá thả.

Theo hình 17 chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức thứ 3 tăng nhanh nhất, tiếp đến là nghiệm thức thứ 2 và 1. Tuy nhiên sự tăng nhanh chậm khác nhau này không có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học. Điều này cho thấy mật độ 10con /mL là đủ cho nhu cầu của cá và thích hợp để cá có thể bắt mồi tốt. Vì vậy việc tăng mật độ Rotifer lên 20 con /mL và 30 con /mL là không cần thiết mà còn có thể gây áp lực lên bộ phận gây nuôi thức ăn sống cho cá (gồm tảo và Rotifer). Ngoài ra mật độ Rotifer cao (20 con /mL và 30 con /mL) cũng có xu hướng tác động tiêu cực đến môi trường nuôi đặc biệt là đến pH của môi trường nước. Vì mật độ Rotifer càng cao thì lượng tảo tiêu thụ trong nước càng lớn làm cho mật độ tảo giảm nhanh, xác tảo nhiều hơn gây biến động pH nước.

Bảng 5: Sự biến động pH ở các bể ương nuôi trong giai đoạn 2 – 15 ngày tuổi Mật độ luân trùng

Giai đoạn

(ngày tuổi) 10 con /mL 20 con /mL 30 con /mL

Số liệu thu được ở bảng 5 cho thấy pH của các lô thí nghiệm mật độ luân trùng 20 con /mL và 30 con /mL biến động hơn so với lô 10 con /mL (từ 7,3 – 8,1 so với 7,5 – 8,1) và ở các lô này pH cũng giảm thấp hơn pH tối ưu cho ấu trùng cá sinh trưởng và phát triển (7,5 – 8,1).

2.2 Ảnh hưởng của mật độ Rotifer đến tỷ lệ sống

Để biết được ảnh hưởng của mật độ Rotifer, chúng tôi thể hiện trên hình sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 19: Tỷ lệ sống của cá giai đoạn 2-15 ngày tuổi

Tỷ lệ sống thu được ở ba nghiệm thức là không khác nhau về mặt thống kê sinh học. Điều đó có nghĩa là các mật độ Rotifer khác nhau như đã bố trí không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá giai đoạn 2 đến 15 ngày tuổi.

Tỷ lệ sống thu được ở đợt thí nghiệm là tương đối thấp (Lô 1: 55,44%, Lô 2: 54,93%, Lô 3: 55,42%) so với kết quả ương nuôi của Trung tâm (65%), nguyên nhân là cá bị bệnh nấm đỏ. Điều này là do môi trường nước biển không tốt hoặc do môi trường nước xanh.

Mặt khác thí nghiệm được tiến hành trong các bể có thể tích nhỏ nên môi trường trường nước ít ổn định hơn so với các bể thể tích lớn trong trại mà ấu trùng ở giai đoạn này lại rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường và sức chống chịu cũng rất kém.

3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá Chẽm giai đoạn 25 - 45 ngày tuổi. cá Chẽm giai đoạn 25 - 45 ngày tuổi.

3.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng

Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức thức ăn: - 50% artemia + 50% cá (1) 54,6 54,7 54,8 54,9 55 55,1 55,2 55,3 55,4 55,5

10con/mL 20con/m L 30con/mL

Mật độ luân trùng T ỷ l ệ s ố ng ( % )

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn 2 đến 45 ngày tuổi, tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nuôi b (Trang 28 - 50)