- Cải thiện sự phân bổ nguồn vốn của đơn vị: Cĩ được đầy đủ thơng tin về rủi ro giúp nhà quản lý đánh giá tổng quát nhu cầu về vốn và tối ưu hố việc phân bổ
DOANH NGHIỆP
3.1.1.2 Nhìn nhận rủi ro theo hướng tổng thể và tích hợp với KSNB
Tiếp cận rủi ro theo hướng nhìn nhận hệ thống
Để quản lý rủi ro một cách hữu hiệu và hiệu quả thì trước hết phải nhìn nhận hết các rủi ro cĩ thể phát sinh. Ngồi việc phải cĩ một ý thức về về rủi ro một cách rõ ràng, đơn vị cũng cần phải cĩ một phương pháp tiếp cận khoa học. Cách thức truyền thống là xem xét rủi ro theo các sự kiện riêng lẻ, ít quan tâm đến sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các sự kiện. Điều này dẫn đến việc đơn vị khơng xem xét hết tác động tổng thể của các rủi ro khi chúng kết hợp lại. Vì vậy, để đánh giá hết sự tác động của các rủi ro, đơn vị phải nhìn nhận rủi ro ở cả hai mức độ chi tiết và tổng thể. Sự tiếp cận này bao gồm các vấn đề sau:
- Xem xét sự tác động của các yếu tố cĩ khả năng làm phát sinh rủi ro. Cĩ nhiều yếu tố cĩ thể dẫn đến các sự kiện tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Bằng cách liệt kê các sự kiện theo sự tác động của các yếu tố giúp đơn vị cĩ thể nhận dạng tồn bộ các sự kiện tiềm tàng. Các sự kiện thơng thường được sắp xếp theo sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngồi (Xem chi tiết các yếu tố tác động ở Phụ lục 4)
- Xem xét sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các sự kiện. Kết hợp theo chiều dọc các sự kiện trong phạm vi đơn vị và kết hợp theo chiều ngang các sự kiện trong từng bộ phận, đơn vị cĩ thể nhận biết được mối liên hệ giữa các sự kiện và cĩ những thơng tin đầy đủ làm cơ sở để đánh giá rủi ro. Mặt khác, việc sắp xếp các sự kiện cịn giúp đơn vị đánh giá được những nỗ lực của mình trong vấn đề nhận dạng các sự kiện tiềm tàng.
- Tiếp tục xem xét các rủi ro phát sinh khi lựa chọn các phản ứng. Khi đơn vị lựa chọn một phản ứng để đối phĩ với rủi ro này thì cĩ thể làm phát sinh những rủi ro mới. Vì vậy, khi lựa chọn phản ứng đơn vị phải xem xét rủi ro mới phát sinh cĩ nằm trong phạm vi chấp nhận được hay khơng, trên cơ sở đĩ sẽ đưa ra cách thức phản ứng phù hợp.
Phân loại rủi ro
Các rủi ro khác nhau cĩ những đặc thù khác nhau và cĩ nguồn gốc phát sinh khác nhau. Đơn vị cần thiết phải phân loại các rủi ro để cĩ cách thức đánh giá và quản lý phù hợp. Việc phân loại này căn cứ vào hai nội dung cơ bản: bản chất của rủi ro và cách thức mà rủi ro phát sinh.
Căn cứ vào bản chất: rủi ro được phân loại thành rủi ro chiến lược, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Cách thức phân loại này giúp đơn vị cĩ những ưu tiên phù hợp trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như yêu cầu của các cơ quan chức năng đối với các loại rủi ro tương ứng. Từ đĩ xây dựng các biện pháp quản lý khác nhau cho từng loại rủi ro.
Căn cứ vào cách thức phát sinh bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt. Việc xác định rủi ro kiểm sốt là cơ sở để đơn vị lựa chọn các cách thức phản ứng khác nhau đối với rủi ro.
Để hệ thống quản trị rủi ro cĩ hữu hiệu và hiệu quả thì đơn vị phải thực hiện đồng thời cả hai cách thức phân loại này, lưu ý rằng việc phân loại cũng phải xem xét đến sự tác động lẫn nhau giữa các rủi ro. Rủi ro tiềm tàng ban đầu được phân loại theo bản chất, sau đĩ căn cứ vào từng loại rủi ro đơn vị sẽ xây dựng chu trình kiểm sốt tương ứng. Chu trình kiểm sốt được thiết lập cần phải xem xét đến rủi ro kiểm sốt phát sinh. Rủi ro kiểm sốt được so sánh với rủi ro cĩ thể chấp nhận và rủi ro bộ phận, kết quả so sánh sẽ dẫn đến các cách thức phản ứng khác nhau.
lxxv
Aùp dụng việc quản trị rủi ro trong chu trình KSNB
Do cách thức QTRR truyền thống tiếp cận rủi ro theo các sự kiện riêng lẻ và chủ yếu tập trung xem xét sự tác động của các yếu tố khách quan, chưa xem xét đúng mức các rủi ro do chủ quan của con người, vì vậy rủi ro khơng được đánh giá đầy đủ. Để tiếp cận rủi ro theo hướng tồn diện và đầy đủ hơn thì việc quản lý các rủi ro cần phải được lồng vào trong chu trình KSNB. Cụ thể như sau:
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dựa vào rủi ro và những doanh nghiệp hoạt động cĩ rủi ro cao như bảo hiểm, ngân hàng, cơng ty quản lý quỹ đầu tư,.. thì phải thành lập một bộ phân chuyên trách để quản lý các rủi ro liên quan đến doanh nghiệp, trong đĩ cĩ nguời quản lý cấp cao chuyên trách về rủi ro đến tồn doanh nghiệp (CRO). Với một cơ cấu tổ chức như vậy và quyền hạn tương xứng, CRO mới cĩ đủ tầm để bao quát hết những rủi ro liên quan trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp lớn: Ban kiểm sốt và bộ phận Kiểm tốn nội bộ phải thực hiện kết hợp chức năng quản trị các rủi ro liên quan đến doanh nghiệp, ngồi chức năng truyền thống là kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các thành viên liên quan.
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: những người quản lý tại doanh nghiệp tự nhận thức và điều phối quá trình QTRR tại doanh nghiệp thơng qua các thảo luận với các nhân viên cấp dưới và sự xét đốn cá nhân. Điều quan trọng là phải nhìn nhận rủi ro một cách tổng thể và hệ thống.