1 Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu 246026 (Trang 52 - 54)

- Kỹ năng làm việc có trách nhiệm : theo nghiên cứu định tính đây là kỹ năng rất quan trọng, và cần thiết với mọi đối tượng dù là nhà quản lý hay

2.3.1 Xây dựng thang đo

+ Thang đo 7 bậc được vận dụng để đo lường mức độ đồng ý của cán bộ quản lý cấp Quận được phỏng vấn về các phát biểu từ “hoàn toàn rất quan trọng” đến “hoàn toàn không quan trọng”, cụ thể như sau :

1 = hoàn toàn không quan trọng 2 = không quan trọng

3 = không quan trọng lắm 4 = không ý kiến

5 = hơi quan trọng 6 = quan trọng

+ Các thông tin cá nhân trong bảng câu hỏi được vận dụng làm thang đo danh xưng để đo lường sự khác biệt về giới tính, tuổi đời, trình độ chuyên môn, cấp quản lý, mức độ làm việc với cán bộ chủ chốt cấp Quận khi đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng cần thiết của người cán bộ quản lý cấp Quận.

Bằng phương pháp xử lý dữ liệu trên SPSS 13.0 (Statistical Package for Social Sciences – SPSS), đề tài đã sử dụng các thang đo như sau :

- Giới tính : Thang đo này nhằm đo lường sự khác biệt hóa giữa nam và nữ khi đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng được đề cập khi khảo sát, nội dung thang đo được trình bày : 1 – Nam, 2 – Nữ

- Độ tuổi : Đề tài sử dụng thang đo này nhằm đo lường sự khác biệt giữa những CBQL có độ tuổi khác nhau khi đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng được đề cập khi khảo sát, nội dung thang đo được trình bày như sau :

• 1 – Dưới 25 tuổi.

• 2 – Từ 25 đến 34 tuổi.

• 3 – Từ 35 đến 44 tuổi

• 4 – Từ 45 tuổi trở lên

- Trình độ chuyên môn : Hiện nay, trình độ của CBQL cấp Quận chưa đồng nhất, chưa được chuẩn hóa theo quy định của Nghị quyết 42 – NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị. Do vậy, thang đo này được sử dụng nhằm đo lường sự khác biệt giữa những CBQL có trình độ khác nhau khi đánh giá về mức độ quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng được đề cập khi khảo sát, nội dung thang đo được trình bày như sau :

• 1 – Lao động phổ thông

• 3 – Đại học và cao hơn

- Cấp quản lý : do đối tượng CBQL đề tài thực hiện khảo sát gồm cấp Quận và cấp phường nên đề tài sử dụng thang đo cấp quản lý để đo lường sự khác biệt giữa các CBQL làm việc ở các cấp khác nhau khi đánh giá về tầm quan trọng của các kiến thức kỹ năng được đề cập trong bảng câu hỏi, nội dung thang đo được trình bày như sau :

• 1 – Cấp Quận

• 2 – Cấp Phường

- Mức độ làm việc với CBQL cấp Quận : Đề tài sử dụng để đo lường sự khác biệt khi đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng được khảo sát trong bảng câu hỏi điều tra giữa những đối tượng có mức độ làm việc với các CBQL khác nhau, nội dung thang đo được trình bày như sau :

• 1 – Hoàn toàn

• 2 – Thường xuyên

• 3 – Khá thường xuyên

• 4 – Thỉnh thoảng

• 5 – Không thường xuyên

Một phần của tài liệu 246026 (Trang 52 - 54)