Mở rộng các phương thức cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 61 - 64)

II. CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY

1. Các giải pháp trực tiếp

1.3. Mở rộng các phương thức cho vay

* Áp dụng hình thức tín dụng thuê mua.

Hoạt động của đa số các hộ và cơ sở ở làng nghề đều phụ thuộc vào số lượng các đơn đặt hàng. Nhiều lúc họ nhận được rất nhiều đơn đặt hàng vào cùng một thời điểm, nhân công thì có thể thuê thêm nhưng với số lượng máy móc hiện tại thì không thể đủ để sản xuất hàng hoá với quy mô lớn để kịp giao hàng. Nhưng cũng có những lúc đơn đặt hàng quá ít hoặc không có, quá trình sản xuất phải dừng lại, các máy móc thiết bị lại không được dùng đến. Như vậy, nếu các đơn vị này vay vốn của Ngân hàng để đầu tư cho cơ sở vật chất thì rất tốn kém mà nhiều lúc lại không tận dụng hết. Để giúp các khách hàng ở làng nghề có thể đầu tư khẩn cấp và để hạn chế rủi ro khi sản xuất của khách hàng ngưng trệ dẫn tới không trả được nợ, Ngân hàng có thể mở thêm hình thức tín dụng thuê mua với làng nghề.

Áp dụng hình thức này, Ngân hàng sẽ đứng ra mua máy móc, thiết bị chuyên dùng cho làng nghề (có thể là mua theo yêu cầu của khách hàng ở làng nghề) và chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho khách hàng. Trong thời gian sử dụng tài sản, khách hàng phải trả tiền thuê theo kỳ hạn. Khi hết hạn thuê tài sản, Ngân hàng có thể thu hồi lại tài sản để tiếp tục cho người khác thuê hoặc bán lại tài sản cho khách hàng. Đối với Ngân hàng, hình thức tín dụng này có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp do Ngân hàng vẫn nắm quyền sở hữu tài sản, khi cần có thể thu hồi tài sản bất cứ lúc nào, đồng thời có thể đảm bảo được là khách hàng sử dụng tài sản đúng mục đích. Về phía làng nghề, ngoài những lợi ích đã trình bày ở trên thì việc thuê tài sản này còn giúp khách hàng không phải đầu tư toàn bộ vốn tại một thời điểm, họ chỉ phải bỏ ra một phần để trả tiền thuê, lượng vốn còn lại có thể sử dụng để mua nguyên vật liệu và trang trải các chi phí hoạt động khác. Thông qua hình thức này, Ngân hàng cũng góp phần đưa các làng nghề phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để áp dụng hình thức tín dụng này có hiệu quả, Ngân hàng phải nắm chắc đặc điểm sản xuất kinh doanh của các ngành nghề khác nhau.

Nhiều hộ và cơ sở ở làng nghề có quy mô sản xuất lớn, vòng quay vốn nhanh nên xuất hiện nhu cầu vay vốn Ngân hàng thường xuyên. Có những cơ sở vay Ngân hàng nhiều lần trong một quý hoặc 6 tháng, mỗi lần vay lại phải làm bộ hồ sơ rất vất vả, gây tốn thời gian và công sức cho cả Ngân hàng và khách hàng vay vốn trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ vẫn diễn ra và nhu cầu về vốn là cấp thiết. Do vậy, Ngân hàng nên áp dụng rộng rãi hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn. Hạn mức này có thể duy trì 3 tháng, 6 tháng hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi việc sử dụng tiền vay để đảm bảo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

Trên thực tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây đã vận dụng hình thức cho vay này và thu được những hiệu qủa tích cực.

* Tăng tỷ trọng tín dụng trung - dài hạn

Cho đến nay, các khoản cho vay trung hạn còn chiếm tỷ trọng thấp và chưa có các khoản vay dài hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Một trong những nguyên nhân là các hộ, cơ sở ở làng nghề không đáp ứng được yêu cầu tín dụng trung - dài hạn của Ngân hàng, đặc biệt là việc lập các phương án sản xuất kinh doanh. Do hầu hết các chủ hộ, cơ sở sản xuất ở làng nghề không qua đào tạo cơ bản nên họ thiếu những kiến thức về khoa học kỹ thuật, về quản lý, thiếu hiểu biết về thị trường nên gặp những khó khăn trong việc lập một phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Nhiều chủ hộ và cơ sở không biết tính nhu cầu vay vốn, không biết lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh. Vì thế, mặc dù những kế hoạch, phương án của họ là rất thiết thực nhưng lại không thuyết phục được Ngân hàng. Do đó, để khắc phục được tình trạng này, cán bộ tín dụng cần phải tận tình giúp đỡ khách hàng trong việc lập các dự án sản xuất kinh doanh hoặc cùng với họ sửa đổi những nội dung chưa phù hợp để những dự án của họ được hoàn chỉnh hơn. Từ đó nâng cao số lượng các khoản tín dụng trung - dài hạn đối với làng nghề trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng.

* Áp dụng hình thức cho vay ứng trước để xuất khẩu

được ở thị trường trong nước mà có rất nhiều sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, sản phẩm làng nghề của Hà Tây đã đựơc xuất khẩu đi hơn 20 quốc gia trên thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu của các làng nghề là rất lớn. Trên thực tế, có những trường hợp cơ sở sản xuất ở làng nghề nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu giá trị rất lớn nhưng không dám ký hợp đồng do sợ không có đủ vốn để sản xuất. Đây là một điều rất đáng tiếc. Do vậy, Ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ cho vay ứng trước để làm hàng xuất khẩu theo hợp đồng ngoại thương đối với làng nghề truyền thống, giúp cho sản phẩm của họ có điều kiện tiếp xúc với thị trường thế giới.

* Mở rộng hình thức cho vay theo tổ, nhóm hợp tác

Tổ, nhóm hợp tác là mô hình mới xuất hiện trong các làng nghề ở Hà Tây những năm gần đây nhưng đã tỏ ra có ưu thế rõ rệt. Mỗi tổ, nhóm gồm từ 4 đến 10 hộ kết hợp với nhau thành lập tổ sản xuất và bầu ra một chủ hộ giỏi nhất trong sản xuất kinh doanh và có uy tín làm tổ trưởng. Thông thường các tổ, nhóm sẽ đảm nhận tất cả các khâu của một quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Theo hình thức này, mỗi hộ làm giấy đề nghị vay vốn và thông qua số tiền được vay trước các thành viên trong tổ. Sau đó, tổ trưởng gửi giấy đề nghị cho vay cả tổ tới Ngân hàng cùng với các giấy tờ khác. Tổ trưởng là người nhận tiền, theo dõi nợ vay và thu nợ để chuyển trả cho Ngân hàng.

Hình thức này sẽ giúp cho các hộ nông dân không đủ điều kiện về tài sản thế chấp cũng được vay vốn do có được sự kết hợp của cả tổ. Mặt khác cả tổ chịu trách nhiệm trước Ngân hàng về việc hoàn trả vốn vay nên trách nhiệm của các chủ hộ được nâng cao, buộc các hộ giúp dỡ lẫn nhau trong quá trình sử dụng tiền vay để hạn chế rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, tổ hợp tác còn giúp đỡ Ngân hàng trong khâu thẩm định dự án vay vốn cẩn thận, chu đáo ở cơ sở sản xuất trước khi dự án được gửi lên Ngân hàng, ấn định mức vay phù hợp với nhu cầu thực tế của từng đối tượng, không cao quá hoặc thấp quá.

Trên thực tế, NHCT Hà Tây đã sử dụng hình thức cho vay này đối với các làng nghề như: Liên Trung (huyện Đan Phượng), Cát Quế, Dương Liễu, Minh

Khai (huyện Hoài Đức) và đã thu được những kết quả rất tốt. Do đó, trong thời gian tới, Ngân hàng nên áp dụng hình thức này trên diện rộng để mở rộng tín dụng đối với các làng nghề.

* Cho vay qua các tổ chức trung gian

Do các phòng giao dịch của Ngân hàng tập trung chủ yếu ở thị xã Hà Đông mà các làng nghề ở Hà Tây lại trải dài trên diện rộng, Ngân hàng sẽ khó tiếp cận được khách hàng ở những địa bàn khác. Vì vậy, Ngân hàng có thể mở rộng hình thức cho vay gián tiếp thông qua việc mua lại các giấy nợ còn trong hạn của các tổ chức tín dụng trung gian có quan hệ gần gũi hơn với các làng nghề như: chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân...

Ngân hàng cũng có thể thông qua các tổ chức khác cho vay đối với các hộ, cơ sở ở làng nghề: thông qua hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... và đặc biệt là thông qua Hiệp hội làng nghề. Các tổ chức này có những ưu thế nhất định về địa lý và quan hệ với các làng nghề để xác định đúng đối tượng, nhu cầu vay vốn và năng lực trả nợ tiền vay của khách hàng. Theo hình thức này, các tổ chức đó sẽ đứng ra làm đại lý cho Ngân hàng, có trách nhiệm phân phối vốn và hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn. Hình thức này đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp Ngân hàng những làng nghề mới hoặc ở vị trí xa mà Ngân hàng có ít thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w