I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 1 Quá trình xây dựng và trưởng thành
4. Các kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHCT Hà Tây
Bên cạnh việc phát huy những nghiệp vụ truyền thống, NHCT Hà Tây đã mở rộng hoạt động kinh doanh như kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh mua hàng, chuyển tiền nhanh trong nước, thanh toán quốc tế VISA, MASTER, thẻ rút tiền tự động... Sau đây là một số kết quả kinh doanh trên các mặt hoạt động chủ yếu của Ngân hàng.
* Hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, NHCT Hà Tây đã chú trọng đến công tác huy động vốn bằng việc mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm cho phù hợp với địa
bàn dân cư của tỉnh, đặc biệt là thị xã Hà Đông và các khu vực giáp ranh với Hà Nội, tuyên truyền mở tài khoản cá nhân, áp dụng nhiều biện pháp gửi tiền vừa linh hoạt, vừa hiệu quả, đơn giản hoá thủ tục gửi tiền... Nhờ những nỗ lực đó, nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng trưởng mạnh, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Kết quả huy động vốn trong 3 năm, từ 2000 đến 2002 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn thời kỳ 2000 - 2002 của NHCT Hà Tây.
Đơn vị : Triệu đồng
Khoản mục 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002
1. Tiền gửi các TCKT 92.521 164.433 255.468
2. Tiền gửi tiết kiệm 361.770 437.403 453.643
3. Kỳ phiếu, trái phiếu - 18.296 112.653
4. Nguồn huy động khác - 12.285 45.779
Tổng 454.291 635.417 837.563
Nguồn: Bảng cân đối nguồn vốn kinh doanh các năm 2000, 2001, 2002
Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh NHCT Hà Tây tăng dần qua các năm, mức độ tăng tuyệt đối năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là: năm 2001 tăng 181.126 triệu đồng, tỷ lệ tăng 39,87% so với năm 2000; năm 2002 tăng 202.246 triệu đồng, tỷ lệ tăng 31,81% so với năm 2001. Đạt được kết quả trên là một sự cố gắng lớn của NHCT Hà Tây vì trên địa bàn thị xã Hà Đông có nhiều chi nhánh thuộc các Ngân hàng khác nhau cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn.
Trong đó nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trưởng khá cao. Năm 2002 tăng 176% so với năm 2000. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đã tăng cường trang thiết bị công nghệ, thực hiện đơn giản hoá thủ tục gửi tiền, hoàn thiện công tác thanh toán theo hướng an toàn, hiệu quả, tạo niềm tin cho các tổ chức kinh tế gửi tiền.
Tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng chậm lại trong khi nguồn vốn huy động với lãi suất cao như kỳ phiếu, trái phiếu có xu hướng tăng mạnh: năm 2000, Ngân hàng còn chưa sử dụng hình thức huy động này nhưng bước sang năm 2001, hình thức này đã xuất hiện với số lượng 18.296 triệu đồng, năm 2002
con số này đã lên tới 112.653 triệu đồng, tăng 515,72% so với năm 2001, trong đó có một phần lớn là chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang. Như vậy có thể nói rằng Ngân hàng đã phải mua vốn đã huy động được với giá cao hơn, nhất là trong quý IV năm 2002. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về vốn VNĐ trong nền kinh tế tăng mạnh nên các ngân hàng thương mại trên địa bàn và tại khu vực Hà Nội đã huy động vốn VNĐ với lãi suất cao hơn của Chi nhánh NHCT Hà Tây.
Đạt được mức tăng trưởng như trên là nhờ Ngân hàng đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho 15 quỹ tiết kiệm và một điểm huy động vốn, trong đó có 10 quỹ tiết kiệm và một điểm huy động vốn giao dịch tức thời. Đặc biệt Ngân hàng đã chú trọng xây dựng văn hoá giao dịch với khách hàng, áp dụng các biện pháp tiếp thị khách hàng mới, chăm sóc khách hàng truyền thống.
* Hoạt động sử dụng vốn
Do có vị trí thuận lợi là nằm ở trung tâm thị xã Hà Đông nên chi nhánh NHCT Hà Tây thu hút được khá nhiều khách hàng ở địa bàn trong và ngoài tỉnh, trong đó có nhiều khách hàng thuộc các Tổng công ty 90, 91 như Tổng công ty xây dựng Sông Đà và các đơn vị thành viên, Tổng công ty xây dựng giao thông 8, Công ty máy kéo và máy nông nghiệp... Do đó trong thời gian qua chi nhánh NHCT Hà Tây đã sử dụng vốn có hiệu quả; điều này thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn thời kỳ 2000 - 2002 tại NHCT Hà Tây
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1. Tổng dư nợ 235.475 487.379 949.650
2. Đầu tư khác 21.904 567 2.153
3. Nợ quá hạn 4.246 3.409 2.719
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2000, 2001, 2002
Qua bảng trên ta thấy tình hình dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng với tốc độ cao và ổn định. Năm 2001, tổng dư nợ đạt 487.379 triệu đồng, tăng 106,98% so với năm 2000. Đến năm 2002, tổng dư nợ đã lên tới 949.650 triệu đồng, tăng 94,85% so với năm 2001. Đây là một thành tích đáng kể, góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
đẩy mạnh việc giải quyết thu nợ quá hạn, xử lý nợ tồn đọng đồng thời hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới, tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn khó đòi. Do vậy, nợ quá hạn đã giảm từ 4.246 triệu đồng năm 2000 xuống còn 2.719 triệu đồng năm 2002.
Trong thời gian qua, Ngân hàng đã tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là công tác cho vay đối với các làng nghề với phương châm tạo điều kiện thuận lợi nhất về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Hiện nay, thủ tục vay vốn đã được cải tiến gọn nhẹ đồng thời Ngân hàng cử các tổ nhóm tín dụng lưu động tiếp cận khách hàng tại các làng nghề. Do vậy, dư nợ cho vay tại các làng nghề truyền thống của tỉnh đạt trên 30 tỷ đồng, chủ yếu là ở các địa bàn Hoài Đức, Hà Đông, Đan Phượng với các ngành nghề chính là: sản xuất quần áo len, dệt vải, làm bánh kẹo, chế biến gỗ, chế biến nông sản, du lịch, vận tải, sản xuất mây tre đan, đồ nhựa dân dụng...
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY