TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ

Một phần của tài liệu 245935 (Trang 41 - 42)

Điều 9: Điều kiện thành lập trường trung học Điều 10: Thẩm quyền thành lập trường trung học Điều 11: Hồ sơ và thủ tục thành lập trường trung học

Điều 12: Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường trung học Điều 13: Lớp học, tổ học sinh, khối lớp

Học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp không quá 45 học sinh. Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh. Mỗi lớp có 1 lớp trưởng và 1 hoặc 2 lớp phó; mỗi tổ có 1 tổ trưởng và tổ phó do tập thể tổ hoặc lớp bầu ra vào đầu mỗi học kì. Học sinh đảm nhận những nhiệm vụ này không quá 2 học kì trong 1 cấp học.

Điều 14: Tổ chuyên môn

1. Giáo viên trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học; mỗi tổ chuyên môn có 1 tổ trưởng và 1 hoặc 2 tổ phó do Hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệm vụ.

2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD&ĐT;

2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường;

3. Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần

Điều 15: Tổ hành chánh quản trị

Trường Trung học có 1 tổ hành chánh - quản trị gồm các nhân viên hành chánh, quản trị, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, thư viện, y tế học đường, bảo vệ phục vụ.

Điều 16: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng

1. Trường trung học có 1 Hiệu trưởng và từ 2 đến 3 Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kì 5 năm. Không quá 2 nhiệm kì ở 1 trường trung học.

2. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy định, đã dạy học ít nhất 5 năm ở bậc Trung học hoặc cao hơn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lí được bồi dưỡng lí luận và nghiệp vụ quản lí GD, có sức khỏe, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.

Điều 17: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức bộ máy nhà trường;

3. Quản lí giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lí chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;

4. Quản lí và tổ chức GD học sinh;

5. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

6. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

2. Phó hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

2. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

3. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền;

4. Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

Điều 18: Hội đồng giáo dục

Hội đồng GD là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học và làm Chủ tịch.

Điều 19: Các Hội đồng khác trong nhà trường

1. Hội đồng thi đua khen thưởng, làm tư vấn về công tác thi đua trong nhà trường.

2. Hội đồng kỉ luật.

Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng khác theo yêu cầu cụ thể của từng công việc.

Điều 20: Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường trung học

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường Trung học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

2. Các Đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường Trung học hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lí GD.

Điều 21: Quản lí tài sản, tài chánh

Một phần của tài liệu 245935 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)