Xây dựng một xã hội học tập, nâng tỉ lệ đầu tư cho GD ít nhất 20% vào năm 2010.
Tài liệu đọc thêm
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001)
Chương III: LUẬT GIÁO DỤC Sự cần thiết ban hành luật giáo dục
Lịch sử xây dựng và phát triển nền GD cách mạng 50 năm qua, thực trạng và xu thế phát triển GD hiện nay, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước . . . cần thiết phải ban hành luật GD.
1. Luật GD là văn bản pháp luật về nền GD quốc dân của nước CHXHCN Việt Nam.
2. Nền GD Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mang tính chất: nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại.
3. Nền GD XHCN Việt Nam có vị trí, vai trò cực kì quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới.
4. Luật GD nước CHXHCN Việt Nam đảm bảo thực hiện những mục đích lớn của sự nghiệp GD nước ta:
• Mục tiêu đào tạo con người:
o Lí tưởng: Độc lập dân tộc và XHCN. o Đạo đức: trong sáng, bao dung. o Ý chí: kiên cường.
o Văn hóa: đậm đà bản sắc dân tộc. o Năng lực: giỏi chuyên môn nghiệp vụ. o Trí thức: khoa học
o Ý thức cộng đồng: giao lưu, hòa nhập. o Ý thức tổ chức kỷ luật: tốt
o Sức khỏe: tốt
o Kế thừa xây dựng XHCN
1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước đối với nền GD quốc dân.
• Tăng cường quản lý Nhà nước đối với GD.
• Dân chủ hóa GD.
• Đa dạng hóa GD.
• GD là sự nghiệp của quần chúng.
• GD gắn với cộng đồng.
1. Thể chế hóa những điều kiện để phát triển GD theo yêu cầu đổi mới. Nội dung cơ bản của luật giáo dục
Luật GD gồm có 9 chương và 120 điều khoản, được Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố số 11/2005/L/CTN. Sau đây là một số nội dung cơ bản, cần thiết đối với người giáo viên trường phổ thông.
Chương I