Các yếu tố chính trị, pháp luật

Một phần của tài liệu 140 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đến năm 2015 (Trang 26 - 27)

Trong khi tình hình khu vực và thế giới cĩ những chuyển biến phức tạp và bất

ổn thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an tồn cho các nhà đầu tư và khách du lịch. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong các quốc gia cĩ chỉ số ổn

định về chính trị rất cao. Sự ổn định về chính trị, thể chế một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngồi ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, mặt khác tạo niềm tin cho họ khi đầu tư vốn vào kinh doanh.

Mơi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh nĩi chung và cho hoạt động của ngân hàng mặc dù cịn nhiều yếu tố bất cập nhưng phải thừa nhận rằng chính phủ và

các cơ quan ban ngành đang rất tích cực để hồn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.

Đối với hoạt động ngân hàng, thực hiện ý kiến chỉđạo của Thủ tướng chính phủ

tại cơng văn số 5069/VPCP-TCQT ngày 21/11/2000 của Văn phịng chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành rà sốt các văn bản pháp luật về lĩnh vực ngân hàng và đối chiếu với nội dung cam kết trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Trên cơ sở đĩ, trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội đưa nội dung về xây dựng mới các văn bản qui phạm pháp luật phục vụ cho việc thực thi Hiệp định; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh và bãi bỏ

những văn bản pháp qui, cơ chế chính sách khơng phù hợp với các cam kết hội nhập; tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trên thị trường tài chính trong nước và ngồi nước.

Cùng với việc sửa đổi 2 luật Ngân hàng ( Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng), Ngân hàng Nhà nước đã ban hành mới và sửa đổi hàng loạt quy định liên quan đến hoạt động và giám sát NHTM. Các văn bản pháp quy được điều chỉnh nổi bật là :

- Quy định về cơng bố thơng tin tài chính và hoạt động của các tổ chức tín dụng; - Quy định về các nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ đã cam kết trong

BTA;

- Quy định về an tồn hoạt động ngân hàng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế;

- Ban hành pháp lệnh về quản lý ngoại hối;

- Quy chế giao dịch một cửa, quy định về chứng từ kế tốn.

Các hoạt động trên là một bước tiến trong quá trình hồn thiện cơ chế, khuơn khổ

pháp quy cho hoạt động ngân hàng, đồng thời đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu 140 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đến năm 2015 (Trang 26 - 27)