Một số kiến nghị tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước + Hỗ trợ mặt bằng hạ tầng sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu 544 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 68 - 74)

- Xây dựng uy tín trong doanh nghiệp: trong cơ chế thị trường, sự

3.4. Một số kiến nghị tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước + Hỗ trợ mặt bằng hạ tầng sản xuất kinh doanh

+ Hỗ trợ mặt bằng hạ tầng sản xuất kinh doanh

Phần lớn các DNVVN tỉnh Đồng Tháp thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp phải sử dụng chính nhà ở để làm trụ sở giao dịch.Vì vậy, việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN trên địa bàn tỉnh có mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp là rất cần thiết. Tỉnh cần công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triển các khu công nghiệp và trợ giá thuê đất tại các khu công nghiệp, tạo điều kiện cho DNVVN yên tâm bỏ vốn đầu tư, có kế hoạch làm ăn lâu dài, có ý thức và lòng ham muốn làm giàu thật sự cho địa phương.

+ Hỗ trợ về thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại

DNVVN rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về các thông tin về thị trường, giá cả, văn bản pháp lý liên quan đến kinh doanh, đối tác kinh doanh và nhà cung cấp, nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh, kịp thời các cơ hội kinh doanh. Đa số các DNVVN Việt Nam nói

chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng chưa có thói quen chi trả các dịch vụ thông tin. Hầu như chỉ có những thông tin được cung cấp qua ấn phẩm mới được các doanh nghiệp sẳn sàng chi trả. Do đó, các nhà cung cấp thông tin cần xây dựng cơ sở dữ liệu, kho thông tin chính xác, kịp thời. Mặc khác, để doanh nghiệp tiếp cận được dễ dàng các nguồn này, thì các cơ quan nhà nước đầu tư phải có các đại lý hoặc kênh phân phối, còn nếu tiếp cận thông tin qua mạng internet và các website cũng phải dựa trên điều kiện là các DNVVN địa phương có đủ cơ sở hạ tầng về máy tính và kết nối mạng hay không.

Tỉnh cần xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, trung tâm kiểm tra chất lượng, chợ đầu mối nông sản để cung ứng sản lượng lớn nông sản của tỉnh. Bởi vì hiện nay tỉnh đã có chợ đầu mối trái cây hoạt động rất hiệu quả đã tiêu thụ rất mạnh cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

+ Hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật thiết bị, công nghệ mới hiện đại, nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc nhận biết, đánh giá, lựa chọn máy móc, thiết bị phù hợp để đầu tư chiều sâu, thực hiện đổi mới sản xuất, cải tiến thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Ở nhiều nước để giúp các DNVVN, người ta đã tuyển chọn và hình thành mạng lưới các chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho các ngành nghề chuyên môn nhất định phù hợp với cơ cấu ngành nghề. Với đội ngũ này, các DNVVN có thể nhận được lời khuyên cụ thể cả về công nghệ và kinh doanh để giải quyết những khó khăn của cơ sở, phần chi phí trả công cho các chuyên gia tư vấn kỹ thuật được lấy từ quỹ hỗ trợ tư vấn dành riêng cho các DNVVN. Mặt khác, để giúp các DNVVN địa phương cập nhật được những thông tin về công nghệ mới và các kinh nghiệm, tỉnh cần các hình thức hỗ trợ khác như:

- Tổ chức các cuộc tham quan, khảo sát trong và ngoài nước để tìm hiểu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và các kinh nghiệm hay về đổi mới công nghệ.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề về công nghệ để giúp các DNVVN cập nhật thông tin và lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giả luận văn tập trung đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp dựa trên những điều kiện đặc thù của tỉnh với những nội dung chủ yếu như sau:

Một là, đề xuất các quan điểm xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp.

Hai là, tác giả luận văn đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước nhằm khắc phục khó khăn, tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp.

Những giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, là tiền đề, là điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp phát triển vững chắc trong tương lai.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng DNVVN tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung luôn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần giúp cho nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu to lớn. Vị trí vai trò của các DNVVN tỉnh Đồng Tháp thể hiện cụ thể qua sự đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương, qua việc tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, giảm bớt sự phát triển không đồng đều giữa đô thị và nông thôn, và những đóng góp và quá trình phân phối lại thu nhập. Do vậy, việc tìm kiếm và đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là một điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng.

Qua nghiên cứu hiện trạng của DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã rút ra được những tồn tại và khó khăn mà các doanh nghiệp này phải đối đầu là chưa xây dựng quy trình phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp, thiếu vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing yếu, thị trường tiêu thụ bị hạn chế, các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp còn yếu kém và sự hỗ trợ của nhà nước chưa rõ ràng và chưa quan tâm thỏa đáng.

Trên cơ sở đó đề tài đã xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, bao gồm:

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình phát triển chiến lược kinh doanh cho các DNVVN tỉnh Đồng Tháp.

- Các hình thức tạo vốn cho các DNVVN tỉnh Đồng Tháp.

- Hoàn thiện chiến lược marketing cho các DNVVN tỉnh Đồng Tháp. - Thực hiện việc liên kết giữa DNVVN với doanh nghiệp lớn.

- Nâng cao các kỹ năng quản trị trong các DNVVN tỉnh Đồng Tháp. - Xây dựng thương hiệu ở từng DNVVN.

- Thành lập Hiệp hội DNVVN

- Một số kiến nghị tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước cho các DNVVN tỉnh Đồng Tháp.

Với hệ thống các giải pháp trên, tác giả đề tài hy vọng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, đây là những giải pháp tương đối rộng, muốn cho DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực sự thay đổi, đòi hỏi các giải pháp trên không chỉ phải thực hiện đồng bộ, mà còn phải bổ sung nhiều biện pháp khác nữa và chú ý khi vận dụng cần lưu ý đến đặc điểm và tình hình hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp.

Do hạn chế về thời gian và khả năng của tác giả, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả đề tài rất mong được sự đóng góp ý kiến để giúp đề tài này được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu 544 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 68 - 74)