Sự phát triển mạnh mẽ của các DNVVN đã kéo theo sự gia tăng nguồn vốn huy động để đưa vào sản xuất kinh doanh. Nhưng khó khăn chung hiện nay của các DNVVN ở tỉnh Đồng Tháp là thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, có gần 50% DNVVN ở tỉnh Đồng Tháp có số vốn dưới 0,5 tỷ đồng (xem bảng 6).
Bảng 8: Số lượng DNVVN có vốn dưới 0,5 tỷ đồng
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng DNVVN
Số lượng
dưới 0,5 tỷ đồng
- Công ty nhà nước - Công ty cổ phần - Công ty TNHH
- Doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp tập thể - Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 23 22 184 734 40 2 1 2 49 382 18 0 0,12 0,24 4,9 38 1,8 0 1.005 452 45,06
Nguồn: Số liệu điều tra DNVVN của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007
Hầu hết các DNVVN ở Đồng Tháp ban đầu đều dựa vào nguồn vốn tự có, vốn huy động rất ít. Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra 100 DNVVN cho thấy hầu hết 100% DN đều trả lời sử dụng vốn tự có là chính cho việc tài trợ kinh doanh của mình, các nguồn vốn bằng hình thức đi vay không phải là chủ yếu trong quá trình kinh doanh của mình. Do hầu hết các chủ DN đều dựa vào tiền tích lũy cá nhân của mình, cộng với tiền tích lũy của gia đình và đôi khi của bạn bè, làm nguồn vốn tích lũy ban đầu và để trang trãi cho họat động sản xuất chính của DN.
Về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN: một số lớn DN đã thành công khi vay vốn ngân hàng, có 70 DN cho rằng (khá dễ, tương đối dễ), chiếm tương đương là (35% và 35%) đã vay vốn với thủ tục dễ dàng của ngân hàng, chỉ có 22 DN cho là khó, các mức độ còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp.
Bảng 9: Khả năng tiếp cận với các khoản vay ngân hàng
ĐVT: doanh nghiệp
vốn ngân hàng (%) - Rất dễ 3 0,03 - Khá dễ 35 0,35 - Tương đối dễ 35 0,35 - Khó 22 0,22 - Rất khó 5 0,05
Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007
- Về mức độ khó khăn chủ yếu để được vay vốn ngân hàng phổ biến nhất là mức vay không đủ đáp ứng yêu cầu, chiếm 39%; ngân hàng thế chấp lớn hơn khả năng của DN, chiếm 17%; thủ tục rườm rà, chiếm 12%; còn hình thức khác chiếm 32%.