Chiến lược xúc tiến bán hàng, hiện nay đa số các DNVVN trên địa

Một phần của tài liệu 544 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 61 - 66)

bàn tỉnh Đồng Tháp chưa chú ý đến chiến lược này. Điều này cũng dễ hiểu vì sản phẩm làm ra của các doanh nghiệp này thường có số lượng nhỏ mang tính cạnh tranh ít. Tuy nhiên, về lâu dài, theo tôi nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp này tồn tại phát triển, doanh nghiệp cần chú ý đến các loại hoạt động xúc tiến bán hàng như: dịch vụ chào hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, bảo hành sữa chữa miễn phí, tặng quà, bán thử sản phẩm…Một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh cần quan tâm trước mắt là: gạo xuất khẩu, chế biến thủy sản xuất khẩu, may mặc, du lịch, chế biến thực phẩm…

3.3.4. Giải pháp thực hiện liên kết giữa DNVVN với doanh nghiệp lớn

Trong kinh tế chiến lược vệ tinh là một trong những chiến lược phổ biến của các DNVVN ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Nhật Bản, các DNVVN hầu hết là các vệ tinh, thầu phụ của các doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn Toyota có hơn 36.000 nhà thầu phụ, các DNVVN do tiềm năng hạn chế của mình không nhảy vào các lãnh địa của các doanh nghiệp lớn, thực hiện một cuộc đối đầu với nó. Việc tìm kiếm một ngách thị trường không phải lúc

nào cũng có thể thực hiện được, đặc biệt trong các ngành có chuyên môn hóa cao và các ngành có quy mô sản xuất lớn.

Các DNVVN có thể tìm thấy cơ hội thị trường ngay tại doanh nghiệp lớn, nhằm thực hiện lắp ráp các chi tiết hay thực hiện một công đoạn nào đó. Các doanh nghiệp lớn đảm nhận phần công việc cốt lõi, nghiên cứu cải tiến công nghệ, thiết kế sản phẩm, nắm giữ bí quyết sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Việc liên kết giữa DNVVN với doanh nghiệp lớn thông qua các hình thức sau:

+ Nhận nguyên liệu, gia công toàn bộ, nộp thành phẩm. Thành phẩm này mang nhãn hiệu của doanh nghiệp lớn. Trong loại hình này doanh nghiệp vệ tinh có thể là doanh nghiệp lớn. Chiến lược vệ tinh được lựa chọn và áp dụng trong trường hợp uy tín thương mại và kích thích thị trường của doanh nghiệp lớn là rất lớn. Các doanh nghiệp khác không có khả năng cạnh tranh với nhãn hiệu của doanh nghiệp ấy trên thị trường, buộc chấp nhận tạm thời hay lâu dài núp bóng doanh nghiệp đó.

+ Nhận thực hiện một hay một số công đoạn trong toàn bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp lớn. Các công đoạn này có thể là công đoạn đầu, giữa hay kết thúc.

+ Ngoài ra hình thức sản xuất nhượng quyền cũng giúp cho các DNVVN phát triển trên cơ sở liên kết với doanh nghiệp lớn. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp các công ty dược phẩm đã có rất nhiều mặt hàng dược phẩm sản xuất nhượng quyền cho các công ty của Đức, Áo, Hồng Kông, Thụy Sỹ, Singapore…Vì vậy mà thị trường giá cả luôn ổn định, đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Xuất phát từ tình hình trên, với nguồn liệu cá tra xuất khẩu hiện tại ở tỉnh Đồng Tháp rất lớn (sản lượng năm 2007 là 241.000 tấn trong

đó xuất khẩu đạt 45.127 tấn) mà chỉ có 2 doanh nghiệp có quota xuất khẩu vào Nhật, EU, Mỹ, nên lượng nguyên liệu bán thô ra ngoài rất lớn. Trước mắt các DNVVN tỉnh Đồng Tháp có thể đầu tư thông qua hình thức sản xuất nhượng quyền cho các doanh nghiệp lớn các tỉnh bạn như: ANGIFISH, NAM VIỆT, CATACO…

Ngành dệt chiếu, mây tre lá ở huyện Lấp Vò – Lai Vung là một làng nghề truyền thống rất nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp đã có sản phẩm tiêu thụ hầu hết ở miền Đông-Tây Nam Bộ, nhưng hiện tại chỉ mới dừng lại ở hộ sản xuất cá thể quy mô nhỏ, phân tán, chưa có đầu tư chiều sâu và chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chính quyền địa phương. Mặc khác, vốn phát triển cho các làng nghề bị hạn chế. Do đó, trong thời gian tới các DNVVN nên mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm này để đa dạng hóa mẩu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng trên cơ sở liên kết với các đơn vị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Thành Phố Hồ Chí Minh để mở rộng ra thị trường nước ngoài nhằm khai thác tốt nguồn nguyên liệu, lao động nhàn rỗi tại chổ và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.

3.3.5. Giải pháp về quản trị doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn, trong đó họ phải đáp ứng đòi hỏi ngày càng gay gắt hơn của cơ chế thị trường và sức ép của hội nhập quốc tế. Đặc biệt các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp sức ép và thách thức đó càng lớn lớn. Nhằm nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của các Giám đốc và cán bộ quản lý của các DNVVN trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh hội nhập, xin đề xuất một số điểm như sau:

+ Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các DNVVN trên địa bàn tỉnh. Hai yếu tố thiết yếu

năng lực quản lý. Trong nhiều trường hợp một doanh nhân có được yếu tố thứ nhất nhưng lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố không hài hòa, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế ngày càng cao.

Để phát triển các năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ quan, các tổ chức hữu quan, nhưng trong đó sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh là nhân tố quyết định. Do đó, cán bộ quản lý ở các DNVVN trên địa bàn tỉnh cần được chú trọng bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức. So sánh với thực tiễn của các nước công nghiêp phát triển, các DNVVN tỉnh Đồng Tháp cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích sau: kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh, kỹ năng thuyết trình, đàm phán và giao tiếp với công chúng, quản lý sự thay đổi, kỹ năng quản lý thời gian …Các doanh nghiệp có thể kết hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh để liên kết với các tổ chức đào tạo những kỹ năng này như: Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI), khoa chuyên ngành của các trường đại học. Thiết nghĩ những kỹ năng nói trên kết hợp với kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với cán bộ quản lý các doanh nghiệp, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

+ Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các DNVVN trong tỉnh.

Hiện nay mặc dù các DNVVN ở nước ta đã có những bước tiến nhưng nếu so với trình độ quốc tế thì còn tụt hậu một khoảng cách đáng kể. Điều này các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là một tỉnh còn thuần nông nghiệp

khoảng cách đó còn xa hơn. Do đó, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đây là đòn bẩy nhân tố con người trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các doanh nghiệp và nhà quản lý trong các DNVVN có thể thực hiện được, bằng chứng là đã có những DNVVN Đồng Tháp thành công trên thương trường quốc tế như: Imexpharm, Sa Giang …Tuy nhiên, đáng tiếc là con số này quá ít và còn phát triển mang tính tự phát.

Đối với giám đốc và nhà quản lý DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức và kỹ năng chủ yếu sau:

- Năng lực về ngoại ngữ: đây có lẽ là một trong những điểm yếu đáng chú ý nhất không chỉ riêng đối với các DNVVN tỉnh Đồng Tháp mà đối với hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Họ cần có trình độ ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch.

- Cần nắm được những kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế.

- Hình thức giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hóa trong kinh doanh.

- Tìm hiểu những thông lệ quốc tế trong lĩnh vực, những ngành mà các doanh nghiệp kinh doanh.

+ Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý.

Hầu hết các DNVVN tỉnh Đồng Tháp đều không có có chiến lược phát triển dài hạn, do sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp hoạt động rất thành công ở

quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô lớn hơn. Do đó, các DNVVN cần phải xây dựng khả năng phát triển bền vững, còn ngược lại sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh, có những trường hợp DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp phát triển rầm rộ trong vài năm, sau đó suy yếu nhanh, thậm chí phá sản là các minh chứng. Ví dụ sự đổ vỡ của công ty TNHH Tân Việt Hàn với sản phẩm làm bằng Composite là ví dụ đáng xem để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích. Để bồi dưỡng phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư vấn chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các DNVVN tỉnh Đồng Tháp, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng sau đây

- Kỹ năng phân tích kinh doanh. - Dự đoán và định hướng chiến lược. - Lý thuyết và kỹ năng quản trị chiến lược. - Quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.

3.3.6. Giải pháp xây dựng thương hiệu ở từng DNVVN

Hiện nay hầu hết các DNVVN tỉnh Đồng Tháp chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Nhận thức của doanh nghiệp về quyền sở hữu công nghiệp còn nhiều hạn chế về mọi mặt, chưa có chiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm lâu dài. Do đó, giải pháp xây dựng thương hiệu cho các DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp là một việc làm cấp thiết khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trước mắt, để xây dựng thương hiệu, các DNVVN cần chú ý các vấn đề sau:

Một phần của tài liệu 544 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w