KẾT LUẬN CHƯƠNG III:

Một phần của tài liệu 251 Nâng cao năng lực canh tranh của Công ty Shell Việt Nam (Trang 86 - 90)

5 1.2 Chất lượng phục vụ/sự thành thạo của

KẾT LUẬN CHƯƠNG III:

Chương ba là phần quan trọng nhất của đề tài nghiên cứu này. Từ những mục tiêu cần đạt tới, dựa nên những cơ sở nền tảng từ việc điều tra, khảo sát ý kiến khách hàng và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty Shell Việt Nam – ngành Hĩa Chất, tác giả đề xuất những giải pháp như sau:

- Cải thiện mạng lưới nhân sự.

- Hồn thiện chiến lược cạnh tranh về giá.

- Hồn thiện hệ thống Logistics và Supply Chain. - Phát triển thương mại điện tử.

Các giải pháp đều được phân tích nhằm đạt những mục tiêu cụ thể, dựa trên những giả định cĩ cơ sở. Ngồi ra, tác giả cịn phân tích tính khả thi và hiệu quả dự kiến đạt được cũng như những khĩ khăn khi thực hiện giải pháp. Bên cạnh đĩ, tác giả cũng xem xét và đề xuất những kiến nghị mà Cơng ty Shell Việt Nam và Chính phủ cần triển khai để đề tài nghiên cứu cĩ giá trị thực tiễn cao.

KẾT LUẬN

Hội nhập và phát triển là xu thế chung của các nền kinh tế trên tồn cầu. Quá trình hội nhập sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội phát triển nhưng đồng thời nĩ cũng mang đến nhiều thách thức mà khơng vượt qua được doanh nghiệp sẽ mất chỗ đứng trên thị trường và mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt trên tất cả các lĩnh vực. Ngành hĩa chất Polyols cũng khơng phải là một ngoại lệ. Nhận thức được vấn đề này, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Shell Việt Nam trên thị trường hĩa chất Polyols ở Việt Nam” là một nỗ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp giúp cơng ty nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên thương trường.

Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của Cơng ty Shell Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh hĩa chất Polyols dựa trên các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của cơng ty; phân tích SWOT nhằm đánh giá thực trạng của Cơng ty. Với những mục tiêu cần đạt được, dựa trên những cơ sở nhất định, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơng ty.

Giải pháp 1: Cải thiện mạng lưới nhân sự. Trở ngại của SCV là chính sách cĩ, chiến lược cĩ nhưng hệ thống nhân sự chưa được bố trí hợp lý để triển khai, thực hiện. Khắc phục nhược điểm này nhằm chuẩn bị nội lực và tiền đề để SCV vừa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu hiện tại của khách hàng vừa chuẩn bị phát triển thị trường mới.

Giải pháp 2: Hồn thiện chiến lược cạnh tranh về giá. Tìm mọi biện pháp để cắt giảm chi phí vận hành nhằm hạ giá bán đồng thời khuyến khích khách hàng mua hàng của SCV bằng việc áp dụng các hình thức thưởng theo doanh số và khấu trừ tiền thanh tốn trước hạn.

Giải pháp 3: Hồn thiện hệ thống Logistics và Supply Chain. Tối ưu hĩa dây chuyền phân phối sản phẩm đến khách hàng; đa dạng hĩa hình thức đĩng gĩi và vận chuyển nhằm hạ giá bán và rút ngắn thời gian giao hàng cho khách hàng.

Giải pháp 4: Phát triển thương mại điện tử, khuyến khích khách hàng đặt hàng qua mạng và sử dụng những tiện ích sẵn cĩ của Customer Lounge giúp khách hàng nhận thấy kinh doanh với Shell ngày càng thuận lợi và hiệu quả.

Mỗi giải pháp tác giả đề xuất đều nhằm hướng đến việc làm thỏa mãn tối đa những nhu cầu của khách hàng. Từng giải pháp đều cĩ chi tiết nội dung giải pháp, phân tích tính khả hiệu quả dự kiến đạt được cũng như những khĩ khăn khi triển khai thực hiện giải pháp. Tuy nhiên, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu vấn đề này, trong khả năng và điều kiện thực tế cĩ hạn, tác giả tự nhận thấy đề tài này cịn một số hạn chế:

- Chưa nghiên cứu dung lượng các thị trường tiềm năng về ứng dụng khác của Polyols như mút cứng và CASE. Từ đĩ, chưa đề ra chiến lược thâm nhập từng thị trường cụ thể.

- Chưa nghiên cứu kỹ về flexi tank: quy trình bơm và bốc dỡ hàng, nghiên cứu cách súc rửa tank để tái sử dụng (nếu cĩ) để giảm chi phí hoặc tìm hiểu về nơi xử lý tank sau khi sử dụng.

- Chưa nghiên cứu trọn vẹn những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư xây dựng bồn chứa và giàn sang chiết ra xe bồn ở miền Bắc như các thủ tục xin đầu tư; tính tốn cụ thể tổng chi phí đầu tư; bố trí nhân sự, vốn để đầu tư và hiệu quả của dự án; phản ứng của khách hàng cũng như của đối thủ cạnh tranh.

Các vấn đề trên cũng cĩ một phần nội dung nằm ngồi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài nên hướng tiếp theo, tác giả sẽ nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn nhằm khắc phục các hạn chế đĩ và hồn chỉnh hơn, gĩp một phần nhỏ cơng sức vào sự phát triển chung của cơng ty mình đang làm việc. Ngồi ra, tác giả cĩ đề xuất những kiến nghị về các định hướng mà chúng ta cần nghiên cứu giúp đề tài cĩ tính thực tiễn cao.

Sau cùng, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đĩng gĩp của quý Thầy Cơ, các chuyên gia, những người bạn và các đọc giả nhằm hồn thiện hơn đề tài này.

Một phần của tài liệu 251 Nâng cao năng lực canh tranh của Công ty Shell Việt Nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)