Tăng cường liên doanh liên kết đầu tư:

Một phần của tài liệu 87 Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010 (Trang 59 - 60)

HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM

3.2.5, Tăng cường liên doanh liên kết đầu tư:

3.2.5.1, Phát triển doanh nghiệp tài chính trong liên doanh ngành dệt may: Các doanh nghiệp dệt may liên kết với nhau xây dựng doanh nghiệp tài chính để hỗ trợ vốn và đầu tư: huy động vốn nhàn rỗi tạm thời của các doanh nghiệp khác trong liên kết; các doanh nghiệp “cho thuê” cung ứng máy móc thiết bị sẽ chuyển cho các doanh nghiệp chưa đủ mua sắm một lần quyền sử dụng các loại máy móc thiết bị đó; doanh nghiệp tài chính trong liên doanh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may về vốn đầu tư để hiện đại hóa công nghệ sản xuất và phát triển sản xuất đối với những doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Lãi suất cho thuê bằng 50% lãi suất cho vay của ngân hàng.

3.2.5.2, Liên doanh, liên kết với các ngành sản xuất, cung cấp máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành dệt may:

Căn cứ vào yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may về máy móc thiết bị phụ

tùng thay thế, các liên doanh sản xuất các phụ tùng thay thế, lắp ráp các loại máy móc thiết bị có nhu cầu nhiều và phổ biến, phù hợp với điều kiện kỹ thuật, tay nghề

60

Liên doanh nên lựa chọn các hãng sản xuất nước ngoài, liên kết với họ mở

chi nhánh của hãng tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng phù hợp.

3.2.5.3, Đầu tư sản xuất-cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt may:

Trợ giá và bao tiêu sản phẩm dệt, những loại vải dệt độc đáo như thổ cẩm của người dân tộc thiểu số vùng cao

Các doanh nghiệp may liên doanh với doanh nghiệp dệt, hoặc mua cổ phần doanh nghiệp dệt. đầu tư máy móc thiết bị mới, cải tiến công nghệ kéo sợi: liến kết với ngành nông nghiệp từ khâu giống, đầu tư vào vùng trồng bông thích hợp, cấm xuất khẩu bông; tổ chức nông dân dân tiêu biểu sang tu nghiệp tại Nhật Bản, Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm trồng dâu nuôi tằm với những công nghệ chế biến sản phẩm tơ tằm có chất lượng cao;liên kết với ngành hóa dầu trong việc phát triển nguyên liệu sợi hóa học từ hóa dầu.

3.2.5.4, Liên kết với các tổ chức nhân sự:

Các doanh nghiệp dệt may tạo điều kiện cho các học viên trường dạy nghề,

đào tạo quản ly thực hành môn học tại doanh nghiệp, liên kết với các trường dạy nghềđào tạo để đưa ra hướng đào tạo phù hợp và doanh nghiệp có kế họach tuyển mộ lao động từ nguồn này.

Một phần của tài liệu 87 Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)