THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2.2.8, Thực trạng về áp dụng công nghệ thông tin vào quản ly và sản xuất của ngành dệt may
của ngành dệt may
Sau khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, ngành dệt may trong nước cũng tăng tốc trong việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao tính cạnh tranh và thúc
đẩy hiệu suất kinh doanh. Cũng như nhiều ngành khác, việc ứng dụng công nghệ
thông tin của ngành dệt may Việt Nam là một xu thế tất yếu hiện nay để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh của mình trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Một kết quả khảo sát cho thấy tình hình áp dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp dệt may Việt Nam mới đạt mức trung bình của khu vực. Ví như, mới chỉ có 3/45 doanh nghiệp được khảo sát áp dụng tham gia đấu giá và mua bán trên mạng, hay ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) thì chưa có doanh nghiệp nào áp dụng, hoặc mới có 2/45 doanh nghiệp sử dụng phần mềm thiết kế thời trang, …
Hiện nay trong ngành dệt may Việt Nam, những phần mềm chính đã được
42
quản lý kho (WM hoặc dùng Excel); quản lý đơn hàng – quan hệ khách hàng (CRM hoặc dùng Excel); quản lý sản xuất (G-PRO – mới áp dụng); sơ đồ
(CAD/CAM)… Khảo sát năm 2005 của hiệp hội Dệt May Việt Nam cho thấy, 100% trên số 45 doanh nghiệp ngành đã trang bị máy tính cho khối văn phòng, 11% cho các kho hàng, 42% cho phòng sơđồ may, 20% doanh nghiệp có máy chủ. Việc truy cập Internet để khai thác thông tin và sử dụng e-mail diễn ra với 100% doanh nghiệp ngành. 7% tham gia đấu giá và mua bán trên mạng. 40% doanh nghiệp sử dụng các phần mềm riêng lẻ trong quản lý. 5% doanh nghiệp sử dụng phần mềm thiết kế thời trang. 20% donh nghiệp có áp dụng môi trường thông tin doanh nghiệp (tuy chưa hoàn chỉnh.
Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành dệt may Việt Nam đạt mức trung bình của khu vực. Tuy nhiên, ngành còn phải đầu tư nhiều và nhanh hơn vào các phần mềm quản lý và ERP nhưng nhân lực vẫn là vấn đề quyết định.