Tập trung nguồn lực phát huy lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu:

Một phần của tài liệu 87 Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010 (Trang 57 - 58)

HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM

3.2.3, Tập trung nguồn lực phát huy lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu:

xuất khẩu:

3.2.3.1, Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm:

Tạo nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất: k y hợp đồng dài hạn với doanh nghiệp bông sợi và doanh nghiệp dệt cung cấp vải có chất lượng phù hợp với sản xuất hàng dệt may xuất khẩu; mua cổ phần trong các doanh nghiệp dệt, sợi là hình thức đầu tư cho hàng dệt may; tham gia thiết kế mẫu vải cho doanh nghiệp dệt; ky hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp dệt-may cung cấp vải nguyên liệu kịp thời và theo đúng mẫu mã và chất lượng của các doanh nghiệp may; những loại vải mà Việt nam chưa sản xuất được doanh nghiệp dệt may nên tìm kiếm và ky hợp đồng nhập khẩu vải từ các nước có ngành công nghiệp dệt phát triển như Trung quốc, Nhật bản, Thailand, Indonesia...

Nâng cao qui cách chất lượng sản phẩm: tiêu chuẩn ISO9000 đề cập đến các yếu tố trong quản ly chất lượng, quá trình chuẩn bị cho đến khi đạt chứng nhận ISO9000 rất lâu có thể từ 1 năm, 3 năm. Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dệt may áp dụng tiêu chuẩn ISO9000, xem tiêu chuẩn này là một trong những yêu cầu đánh giá và công nhận sản phẩm của doanh nghiệp là “có chất lượng cao”, là một trong những ưu đãi để vay vốn đầu tư.

58

Hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên áp dụng chiến lược định giá theo giá hiện hành: hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu, tạo nguồn nguyên liệu

ổn định trong nước; nắm bắt thông tin về giá cả của mặt hàng mình sản xuất trên thị trường Mỹ và đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là từ Trung Quốc-một nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Mỹ; liên kết với các hãng dệt may có tiếng của Mỹ, sử

dụng thương hiệu của họ, có thể định giá cao nhưng vẫn có thể cạnh tranh được trên thị trường Mỹ.

3.2.3.3, Đẩy mạnh hoạt động Marketing của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp dệt may nên thành lập phòng Marketing, nghiên cứu thị

trường Mỹ và những thông tin phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm mình trên thị trường, lập ra kế họach quảng bá, khuyến mãi cho hàng dệt may của doanh nghiệp mình tại thị trường này.

Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Mỹ, xâm nhập vào hệ thống phân phối của Mỹ như chuỗi các cửa hàng siêu thị trên toàn nước Mỹ.

Doanh nghiệp nên có chiến lược quảng cáo cho sản phẩm dệt may theo các hình thức sau: quảng cáo thông tin ; quảng cáo thuyết phục. Doanh nghiệp nên nghiên cứu ưu nhược điểm của từng loại phương tiện quảng cáo, sản phẩm dệt may của mình thuộc phân khúc nào, quảng cáo nên nhắm trọng tâm vào phân khúc

đó.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược chiêu thị.

Các doanh nghiệp dệt may nên tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức định kỳ tại thị trường Mỹ, in các brochure, catalogue kèm theo sản phẩm để tiếp cận nhu cầu của thị trường cũng như biết được sản phẩm cạnh tranh của các đối thủ.

Một phần của tài liệu 87 Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)