Tăng tính minh bạch hóa thông tin.

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 47 - 51)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

4.Tăng tính minh bạch hóa thông tin.

Các doanh nghiệp thời gian này đang rất thận trọng với hoạt động M&A, thậm chí đối với một số đây được coi là bước đi sống còn. Tình trạng mập mờ, thiếu minh bạch trong thông tin về giá cả, thương hiệu, thị phần, quản trị, con người… sẽ là rào cản lớn khi tham gia thị trường. Trong khi đó, đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam rất ngại công bố thông tin, kể cả với bên trung gian. Điều đó sẽ gây thiệt hại cho cả bên mua, bên bán đồng thời ảnh hưởng tới nhiều thị trường khác như thị trường hàng hoá, chứng khoán, ngân hàng,…

Về phía các cơ quan quản lí nhà nước cần:

Hoàn thiện khung pháp lí, tăng cường công tác giám sát như xây dựng chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp nói chung và bản thân cá nhân trong công ty thực hiện nhiệm vụ này nói riêng không thực hiện đúng quy định

Xây dựng danh mục định mức tín nhiệm cho các doanh nghiệp ở Việt Nam (có thể do cơ quan nhà nước xây dựng hoặc tổ chức tư nhân có uy tín), chính điều này sẽ tự kích thích các doanh nghiệp phải tạo niềm tin đối với đối tác. Ngoài ra, có thể thêm một số quy định như bản báo cáo bạch tóm tắt dưới 2500 chữ để tiếp cận thông tin chính yếu về doanh nghiệp nhanh và hiệu quả. Các bên tham gia cũng phải chịu trách nhiệm về tính minh bạch của thông tin như kiểm toán viên độc lập, nhà cung cấp dịch vụ và bản thân cơ quan quản lí.

KẾT LUẬN

M&A là một hoạt động đầu tư kinh doanh đặc thù vì đối tượng ở đây không phải là hàng hoá hay dịch vụ mà là doanh nghiệp. Nên giữa chủ thể và đối tượng của hoạt động cần có những điểm tương đồng về loại hình, đặc điểm và cấu trúc quản lý. Lợi ích từ hoạt động này cũng rất đặc biệt không chỉ là lợi nhuận ngắn hạn mà có ý nghĩa chiến lược lâu dài (hiệu quả kinh tế theo qui mô, mở rộng thị trường, tăng uy tín trên thương trường…). Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nếu áp dụng đầu tư M&A hợp lí sẽ là bước ngoặt đối với cả doanh nghiệp hai bên. Doanh nghiệp cần chủ động có những cải tiến để thích nghi với hoàn cảnh hiện nay.

Đứng trên phạm vi quốc gia, M&A không trực tiếp tác động làm tăng hay giảm GDP. Hoạt động M&A chỉ có thể tác động đến nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua tác động vào hiệu quả sản xuất kinh doanh do thay đổi quy mô và cấu trúc quản lí, và cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động kinh tế khác. Kinh tế suy thoái sẽ kéo theo nguồn lực tài chính đi xuống. Các nhà đầu tư sẽ trở nên cẩn trọng và do

hiệu ứng dây chuyền kinh té, tất cả sẽ trở nên tệ hơn. Nhà nước cần có hành động khuyến khích hoạt động M&A. Bênh cạnh đó, cũng cần có những biện pháp tránh tác động xấu rất dễ xảy ra của hoạt động M&A trong bối cảnh này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình Lập Dự án Đầu Tư - PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt 2.Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư

PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương

3.The complete guide to mergers and acquisitions - Gappin and Handon 4.Mergers and Acquisitions - Matt H.Evans

5.M&A : Down but Not Out - The Boston Consulting Group 6.Understanding Euroland Economic Statistic - Goldman Sachs 7.Vietnam M&A activity review 2008 - PricewaterhouseCoopers 8.Building M&A capacity at midsize companies - Bruce R.Evans 9.Mergers and Acquisitions From A to Z

Andrew J.Sherman - Milledge A.Hart 10.www.corporatedealmaker.com 11.www.vnexpress.com 12.www.doanhnhanh360.com 13.www.saga.vn 14.www.cfo.vn 15.www.fpts.com.vn 16.www.massogroup.com 17.www.vntrades.com 18.www.lantabrand.com 19.www.thesaigontimes.vn 20.www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com 21.www.vneconomy.vn 22.www.irv.moit.gov.vn 23.www.muabandoanhnghiep.com 24.www.sanduan.vn 25.www.duan.vn

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 47 - 51)