Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

III: TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

4. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam

Có thể tóm tắt 1 số điểm cơ bản về hoạt động M&A ở Việt Nam qua một số điểm nổi bất sau:

Thứ nhất, đa số các thương vụ M&A có giá trị lớn tại Việt Nam đều

có yếu tố nước ngoài, chỉ một số nhỏ thương vụ M&A giữa DN trong nước. Trong đó, có trường hợp DN nước ngoài mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chiến lược của DN trong nước như thương vụ công ty Daiichi Nhật Bản mua lại toàn bộ Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, Ngân hàng AZN đầu tư vào Ngân hàng Sacombank và Công ty chứng khoán SSI; ngân hàng HSBC - ngân hàng Techcombank; Dragon Capital

-Vinamilk, REE Corp... Ngược lại cũng có trường hợp DN trong nước mua lại DN nước ngoài như Kinh Đô mua kem Wall’s, Vinabico mua lại Kotobuki Vietnam; và trường hợp sáp nhập giữa hai DN đầu tư nước ngoài như Savills - Chesterton Vietnam.

Thứ hai, hình thức M&A của Việt Nam mang tính “thân thiện”

nhiều hơn. Hầu như thị trường chưa ghi nhận vụ thôn tính mang tính thù địch nào. Các vụ sáp nhập thể hiện rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang hơi hướng của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây.

Thứ ba, cách thức và tác nghiệp hoạt động M&A của DN Việt Nam còn sơ khai và chưa có quy định hướng dẫn cụ thể. Các vụ M&A chủ yếu là thâu tóm hay mua bán DN (toàn bộ hoặc một phần). Các DN trong nước vẫn chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện, thủ tục M&A. Kết quả các thương vụ M&A thời gian qua chủ yếu là do sự tìm hiểu, đàm phán của các đối tác riêng rẽ với nhau, còn nhà đầu tư bên ngoài vẫn đứng ngoài cuộc chơi, chưa tìm được kênh đổ vốn vào hình thức kinh doanh mới này.

Thứ tư, cách thức xây dựng thị trường M&A của Việt Nam cũng thể

hiện nhiều bất cập. Các DN Việt Nam thiếu một “nơi gặp gỡ” để cho các DN trao đổi và thực hiện M&A.

Từ đó, một số trang web như Muabancongty.com của Công ty cổ phần đầu tư tài chính Việt Nam (Tiger Invest); Muabandoanhnghiep.com của công ty IDJ; Sanmuabandoanhnghiep.com của công ty ICE đã được lập và được coi là “sàn giao dịch” của thị trường M&A. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động M&A trên thế giới không diễn ra trên những trang web mang tính chất rao vặt như vậy. Ngược lại, chúng được thực hiện qua những tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, trong những phòng họp kín. Nội dung thương thảo M&A bao giờ cũng cần được giữ tuyệt mật cho đến phút chót bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các công ty, thậm chí hủy hoại ngay cả dự định M&A đang được tiến hành. Do đó, những trao đổi thể hiện trên các trang web như cách một số DN Việt Nam đang làm chỉ phù hợp để tìm kiếm cơ hội mua bán các cơ sở sản xuất, cửa hàng, thương hiệu rất khiếm tốn.

Thứ năm, sự bùng nổ dịch vụ tài chính trong 10 năm gần đây cùng

với các tác nhân chủ quan, khách quan dẫn tới tỉ lệ cao các thương vụ M&A diễn ra trong lĩnh vực này. Thực trạng, trong năm 2007-2009 tỉ trọng này chiếm tỉ lệ lớn nhất. Trong thời gian sắp tới, chắc chắn, thị trường M&A vẫn sẽ tiếp tục “nóng bỏng”.

Như vậy, hoạt động M&A của Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh chóng và các hình thức cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát các hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi bổ sung trong thời gian tới. Việc hoàn thiện khung pháp lý giúp cho các nhà đầu tư thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam thông qua M&A.

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w