Nguồn vốn đầu tư thông qua thị trường M&A Việt Nam

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

III: TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

2. Nguồn vốn đầu tư thông qua thị trường M&A Việt Nam

Trong khi tốc độ phát triển hoạt động đầu tư thông qua M&A tăng khá cao, thì một lượng vốn đổ vào thông qua thị trường này vẫn còn thấp. Chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trên phương diện xem xét lượng vốn đầu tư, có hai khía cạnh cần xem xét đó là lượng vốn nước ngoài và lượng vốn trong nước.

2.1 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài thông qua hình thức M&A được coi là xu hướng mới và giàu triển vọng vào Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng cả về tỷ trọng vốn cả về số lượng thương vụ có mặt trong hoạt động đầu tư M&A đã diễn ra tại Việt Nam. Các thương vụ lớn đều thuộc khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài như các thương vụ sáp nhập thành Công ty TNHH Cocacola Việt Nam, Công ty Lever Việt Nam, HP Việt Nam… Trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có 46 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn khoảng 900 triệu USD đã được

chuyển nhượng.Lượng vốn FDI này chủ yếu được đầu tư thông qua các hình thức như thành lập doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 8.000 doanh nghiệp FDI), hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thông qua các dự án BOT, BTO… chỉ có một ít vốn FDI được đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức M&A

Theo dự báo thì M&A sẽ là một kênh quan trọng cho vốn FDI vào Việt Nam, đặc biệt là trong ngành ngân hàng tài chính. Các điều luật và hành lang pháp lý khá đầy đủ của Việt Nam hiện nay sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài xúc tiến nhảy vào M&A.

2.2 Ngồn vốn đầu tư trong nước

Theo thống kê chưa đầy đủ, hoạt động M&A hiện chỉ chiếm 5% trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Ở các nước khác, tỷ lệ này dao động trong 30-40%.Tuy lượng vốn không nhiều nhưng cũng có một vài thương vụ tiêu biểu : Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Kinh Đô mua lại Kem Wall’s, Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé, Ngân hàng ACB mua Ngân hàng Đại á.... . Điều này có thể lý giải là thị trường M&A Việt Nam còn khá mới mẻ, do đó nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề này còn hạn chế.

Hiện nay doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. Kết quả các M&A thời gian qua chủ yếu là do sự tìm hiểu, đàm phán của các đối tác riêng rẽ với nhau, còn nhà đầu tư bên ngoài vẫn đứng ngoài cuộc chơi, chưa tìm được kênh đổ vốn vào hình thức kinh doanh mới này

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w