III: TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
6. Thực trạng về môi trường dịch vụ liên qua nở Việt Nam tới thị trường M&A
Đầu tư thông qua M&A là một hình thức khá phức tạp trong thời gian ngắn. Do tính chất công việc phức tạp bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau và phải tập hợp những mảng dữ liệu rất lớn nên để tiến hành đầu tư thành công đòi hỏi sự tham gia rất nhiều của các chuyên gia, cấc tổ chức tư vấn trong từng lĩnh vực. Các lĩnh vực tư vấn mà các doanh nghiệp đầu tư qua M&A có thể cần tới đó là : tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn pháp
luật,tư vấn thuế....
ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, tuy có nhiều công ty chứng khoán, tư vấn tài chính, công ty kiểm toán đứng ra làm môi giới trong giao dịch M&A, nhưng do hạn chế về nhân sự, tính chuyên nghiệp… nên vai trò của các tổ chức trung gian chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể, một số trang web mua bán doanh nghiệp như muabancongty.com của công ty Tingerinvest và
muabandoanhnghiep.com của IDJ được lập ra và được coi là nơi giao dịch
của thị trường M&A nhưng thực tế, trên thế giới các thương vụ M&A mang phong cách kín đáo và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, tâm lí e ngại cung cấp thông tin của các doanh nghiệp cũng là trở ngại đối với các tổ chức trung gian. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia tư vấn phải đáp ứng những ràng buộc khắt khe về quy định bảo mật, và trung thực trong thông tin.
Thời gian gần đây, đón bắt được nhu cầu về tư vấn tài chính, đầu tư, pháp luật … trong giao dịch M&A, các tổ chức trung gian đã phối hợp và đầu tư hơn về mức độ chuyên môn. Nhìn chung, các tổ chức tư vấn cung cấp đầy đủ yêu cầu nhưng với chất lượng rất khác nhau, thành phần tham gia lĩnh vực này cũng rất đa dạng, từ công ty luật (Indochine Counsel), kiểm toán (DTL Auditing Company) tới ngân hàng (Sacombank), tổ chức tài chính (PVFC)... Theo thống kế không đầy đủ, cả nước hiện có hơn 50
doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư
thông qua M&A. Mức độ tham gia của các tổ chức tư vấn vẫn khác nhau tùy thuộc vào từng thương vụ cụ thể, trình độ của hai bên và nhu cầu của khách hàng. Quy mô của các tổ chức tư vấn này thường không lớn. Chỉ có một vài doanh nghiệp nước ngoài là có quy mô lớn và mạng lưới rộng. Do tính chất của hoạt động đầu tư thông qua M&A có liên quan rất nhiều tới
nhân tố nước ngoài nên các tổ chức tư vấn đầu tư M&A nước ngoài có rất nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thông thường các công ty tư vấn tài chính đảm nhiệm luôn các chuyên môn về tư vấn đầu tư, kế toán, kiểm toán, thuế, giám định tài chính và đào tạo....Nhìn chung khi tốc độ gia tăng của vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều vào Việt Nam thì nguồn cầu về sử dụng các dịch vụ tư vấn này cũng gia tăng mạnh mẽ. Kéo theo đó là trào lưu lập mới của các doanh nghiệp tư vấn. Mặc dù việc sử dụng các dịch vụ tư vấn này chưa nhiều nhưng vai trò của chúng cũng tăng lên đáng kể theo thời gian. Nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đội ngũ nhân viên chuyên trách và thông thạo về vấn đề này. Các dịch vụ tư vấn đầu tư, tài chính thuế, pháp luật đã giúp cho các doanh nghiệp tham gia M&A có cơ sở thông tin vững chắc, đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của mình cũng như các bảo đảm khác về việc các giao dịch diễn ra theo đúng pháp luật không xảy ra các tranh chấp kiện tụng sau này gây thiệt hại cho cả đôi bên.