- Đất sinh hoạt phải giành cho những người tái định cư có tính đến kiểu cách của các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau và sao cho giống với làng xóm của họ trước đây. Các chính sách phải đủ mềm dẻo để cho phép có nhiều diện tích hơn mức tối đa hiện nay 400 m2 đối với đất sinh hoạt (nhà cửa và vườn).
- Chất lượng đất nông nghiệp phải được đánh giá với sự tham gia của những người đang tái định cư trước khi chúng được phân bổ. Nếu đất đai màu mỡ, thì số lượng hiện tại là phù hợp để phân bổ. Tuy nhiên, nếu là đất đồi hoặc bạc màu, như thế số lượng phân bổ cho các hộ phải lớn hơn. Việc phân bổ đất phải có khoản dự phòng theo quy mô gia đình.
- Việc phân bổ các lô đất sinh hoạt phải tôn trọng nguyện vọng của người dân. Các thành viên của dòng tộc, gia đình phải được phép sống gần hoặc kề bên nhau. Trước khi di chuyển đến nơi ở mới, cộng đồng cần được tìm hiểu và tham gia bàn bạc việc bố trí đất sinh hoạt của các hộ, dòng tộc trong cộng đồng.
- Các dịch vụ cơ bản và thiết yếu như trường học phải hoàn tất trước khi năm học mới bắt đầu. Hiện nay, rất nhiều trẻ em tái định cư phải ở nhà vì trường học gần nhất cũng cách xa 10 km và không có phương tiện giao thông công cộng cho chúng tới trường. Việc tiếp cận trường học phải được là quy định luật pháp cho mọi điểm tái định cư.
- Quản lý tái định cư phải được cải thiện ở cấp huyện. Những cán bộ tái định cư phải được đào tạo tốt hơn để làm việc với người dân địa phương. Có thể tuyển cán bộ trong số những người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng để gắn bó một cách tốt hơn những khía cạnh văn hóa trong tái định cư. Cần phải tăng số lượng cán bộ chuyên trách tại các đơn vị tái định cư cấp huyện.
- Cần tạo ra cơ chế tham gia của người dân bị ảnh hưởng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tái định cư. Đối tượng của các kế hoạch tái định cư là người dân nhưng hầu hết các kế hoạc tái định cư như khôi phục sinh kế, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường sống... lại được quyết định bởi các nhà lãnh đạo, những người ngoài cộng đồng. Chính vì vậy các kế hoạch tái định cư hiện nay chưa thực sự hiệu quả và chưa có được sự tham gia tích cực của người dân tái định cư.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nhà máy thuỷ điện Sơn La là một dự án thuộc các công trình quan trọng quốc gia và là công trình lớn nhất Đông Nam Á, là dự án có số lượng di dân và tái định cư lớn nhất từ trước đến nay. Tới năm 2010, sẽ có 91.000 người hoặc 18.968 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, dự kiến sẽ được tái định cư. Những hộ dân này sẽ phải di chuyển xa khoảng từ 50 đến 100 km so với nơi ở hiện nay và sẽ không còn được tiếp cận với sông Đà - là nguồn sinh kế chính của họ.
Công tác di dân tái định cư đang được triển khai và đã đạt được một số thành tựu như: Khuyến khích sự tham gia của chính quyền và nhân dân địa phương; Nâng cao mức sống cho người dân tái định cư Vấn đề môi trường đang được nhấn mạnh.
Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần giải quyết như còn chậm trễ về mặt hành chính, các vấn đề đất đai, sinh kế chưa được thực hiện đầy đủ, các vấn đề quản lý tiền mặt cho đền bù, về với vùng nhận dân tái định cư và về điều kiện sống chưa được quan tâm.
Luận văn đề xuất các giải pháp để giải quyết những mặt còn tồn tại của chương trình di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La như sau: Các nhóm giải phap về quy hoạch và chính sách quy hoạch, giải pháp cho chương trình tái định cư, hỗ trợ thiệt hại, các giải pháp về đất đai, giải quyết việc làm, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ và các giải pháp về tổ chức thực hiện công tác di dân tái định cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. TS. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
2. Đặng Nguyên Anh (2007), “Tái định cư cho các công trình thuỷ điện ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (số 8/2007).
3. Ban Quản lý dự án thuỷ điện Sơn La (2002), Dự án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Sơn La giai đoạn 2003 - 2010, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La (Tài liệu đã chỉnh sửa theo Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La).
6. Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan (2000), Tái định cư trong các dự án phát triển: Chính sách và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. ThS. Vũ Công Lân, TS. Nguyễn Việt Hải và các cộng sự (2007), Báo cáo phân tích tác động giảm nghèo thông qua đầu tư công đến tái định cư tại Tây Nguyên - Dự án “Giám sát và đánh sát việc thực hiện CPRGS trong lĩnh vực nông thôn Việt Nam" - TF052631, Hà Nội.
8. Ngân hàng Phát triển châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư - Hướng dẫn thực hành.
9. Ngân hàng Phát triển châu Á (2000), Chính sách tái định cư không tự nguyện ở Việt Nam.
10. Bùi Đình Toái (2004), Sử dụng PRA trong việc tăng cường khả năng giảm thiểu tác hại của ngập lụt của cộng đồng địa phương, Đại học Huế.
11. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020, Sơn La.
12. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Sơn La, Sơn La.
16. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
17. Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg Ngày 29 tháng 11 năm 2004, của Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La.
18. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
19. Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định Chính phủ 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
20. Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La.
21. Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 8 tháng 5 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ- TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếng Anh
22. Chambers, R. And G. Conway (1992), Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21 st century, Brighton: IDS.
23. Mekong Economics (2006), Northern Mountains Poverty Reduction Project - Project Impact Evaluation Design and Baseline Survey.
24. Vietnam Union of Science and Technology Association (2006), Study on Impacts of Vietnam's Son La Hydropower Project, Hanoi.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG ĐỜI SỐNG HỘ GIA ĐÌNH TÁI ĐINH CƯ A. Phần chung:
- Tỉnh: Sơn La Huyện: ... Xã: ... Thôn: ... - Họ tên chủ hộ: ... Giới tính: ... Năm sinh: ... Dân tộc: ... - Trình độ văn hóa: ... Tổng số người trong hộ: ...Số Nam: Số Nữ:
B. Phần chi tiết:
1. Anh, chị chuyển về đây khi nào ? Ngày ... tháng ... năm ... 2. Anh, chị đã nhận được loại đền bù và hỗ trợ nào?
- Bằng tiền mặt? - Nhà ở? - Đất? - Khác? , cụ thể :
+ ... + ...
3. Anh, chị đã nhận được bao nhiêu tiền? ... Năm nào? ... Anh, chị có nhận đầy đủ tiền như đã được hứa không? Có . Không .
Nếu không, anh chị còn bao nhiêu tiền nữa? ...
Anh, chị có làm những thủ tục gì để nhận được nốt số tiền còn lại? ... ... Theo anh chị, số tiền đền bù như vậy có thỏa đáng cho hộ gia đình không?
Có Không
Nếu Không, theo anh chị, bao nhiêu mới thỏa đáng: ... 4. Nếu anh, chị được đền bù bằng nhà, anh, chị có hài lòng với nhà đó không?
Có Không
Nếu không, tại sao? ... 5. So sánh nhà ở nơi mới với nhà ở cũ:
Thuận tiện hơn Ít thuận tiện hơn Rộng hơn Hẹp hơn
6. Anh chị có mong muốn nhà nước cấp tiền mặt để anh chị có thể tự xây nhà
7. Anh, chị có được nhận đầy đủ diện tích đất như đã hứa không? Có Không 8. So sánh đất canh tác nơi ở mới với nơi ở cũ:
Nhiều hơn Bằng Ít hơn
Tốt hơn Bằng Xấu hơn
Đi gần hơn Bằng Xa hơn
9. Anh chị có đủ lương thực ăn trong năm không? Có Không So sánh với thời gian trước khi anh, chị chuyển đến đây thì như thế nào?
………... 10. Từ khi chuyển đến đây, gia đình anh, chị có bị thiếu đói không? Có Không Nếu Có, + Thiếu mấy tháng trong một năm : ...
+ tại sao? ... + Thỉnh thoảng hay thường xuyên
11. Anh, chị có được đi lấy củi và khai thác tận thu các lâm sản trong rừng của cộng đồng hoặc rừng của nhà nước không? Có Không
12. Các nguồn thu nhập bằng tiền mặt chính của gia đình anh chị là gì? Ở nơi ở cũ Nơi ở mới - Từ sản phẩm trồng trọt
- Từ vật nuôi
- Từ gỗ lấy từ rừng - Từ sản phẩm khác
- Từ nguồn khác ...
So với thu nhập của gia đình ở nơi ở cũ: Nhiều hơn Bằng Ít hơn 13. Thắp sáng trong nhà: Ở nơi ở cũ Nơi ở mới
- Từ lưới điện quốc gia - Máy phát thủy điện nhỏ - Đèn dầu
14. Nhiên liệu để đun nấu thông dụng nhất trong gia đình anh chị là gì? Củi Rơm Lá cây Khác ...
15. Gia đình anh chị có đủ chất đốt so với nơi ở cũ không? Có Không Nếu Không, tại sao? ... 16. Gia đình anh chị lấy nước sinh hoạt và nước ăn ở đâu?
Ở nơi ở cũ Nơi ở mới - Giếng xây
- Giếng đào - Sông, suối
- Nước máy - Khác ...
17. Anh chị có bao giờ bị thiếu nước dùng không? Không Có; Nếu Có, thiếu bao nhiêu tháng trong năm? ... tháng
So sánh với nước sinh hoạt ở nơi ở cũ:
Nhiều hơn Bằng Ít hơn
Tốt hơn Bằng Kém hơn
Đi lấy gần hơn Bằng Xa hơn
18. Đi học. Tại khu tái định cư có xây trường học cho trẻ em không? Có Không ;
Nếu có, trường cấp mấy: Mầm non Tiểu học Trung học Cơ sở Khác ... So sánh với trường học ở nơi ở cũ: Tốt hơn Bằng Kém hơn
Đi gần hơn Bằng Xa hơn Con cái anh chị có được đi học không: Có Không
Nếu Không, tại sao ? ... 19. Tại khu dân cư có trạm y tế nào không? Có Không ;
Nếu Có, trạm y tế có được trang bị đầy đủ không? Có Không ;
So sánh với trạm y tế ở nơi ở cũ: Tốt hơn Bằng Kém hơn Đi gần hơn Bằng Xa hơn 20. Anh chị hoặc người trong gia đình của anh chị có được chăm sóc sức khỏe, khám
chữa bệnh kịp thời khi đau ốm không? Có Không Nếu Không, tại sao ...
21. Anh, chị vẫn duy trì các hoạt động văn hóa và các phong tục, tập quán mà anh chị vẫn làm trước kia không? Có Không
Nếu Không, tại sao ... 22. Tại thôn mới có xây nhà văn hóa không? Có Không ;
Nếu có, nó có được xây theo kiểu truyền thống không? Có Không
Anh chị có hài lòng với nhà đó không? Có Không ; Tại sao ………. 23. Chợ nông thôn:
Tại khu dân cư có chợ không? Có Không
Anh chị thường đi đến chợ gần nhất bằng phương tiện gì?
Đi bộ Xe đạp Xe máy Thuyền Phương tiện khác: ... Từ nhà anh chị đến chợ gần nhất hết bao nhiêu lâu ? ... giờ.
So sánh với chợ ở nơi ở cũ: Tốt hơn Bằng Kém hơn Đi gần hơn Bằng Xa hơn 24. Tại cộng đồng đang ở có dự án tạo thu nhập nào không? Có Không ; Nếu có, anh chị có được khuyến khích để tham gia không? Có Không ; Nếu Không, tại sao? ... Dự án có giúp cải thiện thu nhập của gia đình không? Có Không
Tại sao? ... 25. Cuộc sống của anh chị tại nơi tái định cư tốt hơn hay tồi hơn so với cuộc sống ở
nơi ở cũ? Tốt hơn , Tại sao? ... Bằng , Tại sao? ... Kém hơn , Tại sao? ... 26. Theo anh, chị, cần phải làm gì để cải thiện đời sống của người dân tại nơi tái
định cư? ... ...
Ngày tháng năm 2008
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT LUẬN VĂN...i
MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1...6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ...6
KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN...6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN....6
1.1.1. Khái niệm sinh kế và khôi phục sinh kế bền vững...6
1.1.2. Các điều kiện sinh kế bền vững và trường hợp phải khôi phục sinh kế bền vững. .12 1.1.3. Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện...13
1.1.4. Sự cần thiết khôi phục sinh kế bền vững của các hộ di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện...19
1.1.5. Những nội dung chủ yếu của khôi phục sinh kế bền vững trong các công trình thuỷ điện...20
1.1.6. Các điều kiện cần thiết của khôi phục sinh kế bền vững cho người tái định cư của các công trình thuỷ điện...22
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TĐC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN...23
1.2.1. Những chính sách quốc tế về tái định cư bắt buộc...23
1.2.2. Những kinh nghiệm về tái định cư và khôi phục sinh kế bền vững trong tái định cư của một số nước trong khu vực...26
1.2.3. Những chính sách về tái định cư và khôi phục sinh kế cho người dân tái định cư của Việt Nam...28
1.2.4. Kinh nghiệm tái định cư và khôi phục sinh kế của công trình thuỷ điện Hoà Bình 30 CHƯƠNG 2 ...35
THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA...35
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SƠN LA VÀ DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA...35
2.1.1. Đặc điểm chung của dự án thuỷ điện Sơn La...35 2.1.2. Đặc điểm chung của các vùng chịu ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La...36 2.1.3. Đặc điểm của địa bàn điều tra, khảo sát...42
2.2. THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA...45
2.2.1. Thực trạng khôi phục sinh kế trong các dự án di dân TĐC ...45 2.2.2. Kết quả sinh kế bền vững qua triển khai dự án di dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La ...46
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI KHÔI