Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại

Một phần của tài liệu 465 Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La (Trang 87 - 89)

- Người bị ảnh hưởng phải được đền bù về những thiệt hại tài sản, cây cối, cây trồng và các tài sản khác. Cụ thể là, khi người dân phải di chuyển khỏi địa bàn sống của mình trước khi đất nông nghiệp mới được phân phối, thì người bị ảnh hưởng phải có được thời gian quá độ đầy đủ để điều chỉnh môi trường mới của họ với sự hỗ trợ thỏa đáng của chính phủ để đảm bảo cho sinh kế và an ninh lương thực của họ.

- Người bị ảnh hưởng sẽ không di dời khi mà chưa có đất nông nghiệp. Di chuyển người bị ảnh hưởng mà không cung cấp sinh kế thích hợp đang gây ra một tình trạng nguy hiểm khi mà tiền đền bù bị mau chóng sử dụng và người dân lại không có lao động trong nhiều tháng. Tính không chắc chắn này dẫn đến việc tiêu dùng lãng phí, nghiện rượu và sự trì trệ về thể lực.

- Người bị ảnh hưởng phải có chiến lược sinh kế hiệu quả trước khi họ tái định cư. Một phần của kế hoạch phải bao gồm việc thảo luận với những người

tái định cư về những gì họ có thể làm tại điểm tái định cư để có thu nhập, loại cây trồng gì họ có thể trồng và dịch vụ khuyến nông cần thiết nào mà họ có thể cần tới để giúp đỡ họ tại môi trường mới.

- Việc đền bù phải dành cho những người mà sinh kế phụ thuộc vào các dòng sông hoặc hai bên bờ sông mà giờ đây phải tái định cư ở xa con sông.

- Việc đền bù phải giành cho đầu tư cơ sở hạ tầng được làm theo các cộng đồng theo nơi ở cũ và những chi phí cho xây dựng (thí dụ hệ thống kênh dẫn nước xây dựng cho các hộ hoặc một nhóm hộ). Những đầu tư này có thể không còn được các cộng đồng sử dụng và sẽ phải được tái xây dựng tại khu tái định cư mới.

Các khoản đền bù tái định cư chủ yếu được thanh toán trực tiếp bằng tiền cho người dân bị thiệt hại. Đây là nỗ lực của chính phủ trong việc đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mặt trái của việc đền bù bằng tiền cho người dân mà không có bất kỳ hỗ trợ nào về quản lý tài chính, hướng dẫn chi tiêu... có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho người dân. Như đã đề cập đến trong các phần trên, các hộ bị thiệt hại được đền bù hầu hết là người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí không cao và kỹ năng quản lý kinh tế hộ hầu như chỉ trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Khi nhận được những khoản tiền đền bù quá lớn trong thời gian ngắn mà không có kế hoạch sử dụng sẽ chắc chắn sẽ dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả và bền vững. Tại hai điểm tái định cư được khảo sát ở hai xã Chiềng Ngàm và Nậm Ét, hầu hết các hộ dân tái định cư sử dụng tiền đền bù để mua sắm, trang bị những thiết bị, phương tiện sinh hoạt, trong khi đó không hề có sự đầu tư nào vào phát triển kinh tế. Với việc sử dụng tiền đền bù không hiệu quả sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống của hộ sau này.

Các hộ dân tái định cư cần có những hỗ trợ thêm trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đền bù. Giải pháp ở đây là cần có một tổ chức đứng ra quản lý số tiền đền bù cho người dân tại mỗi điểm tái định cư. Tổ chức này sẽ cùng

người dân bàn bạc, lập kế hoạch khôi phục sinh kế để sử dụng tiền đền bù một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho người dân. Số tiền đền bù được quản lý chung dưới dạng một quỹ phát triển và cộng đồng sẽ cùng quyết định sử dụng số tiền này để tạo ra các nguồn sinh kế khác thay co nguồn sinh kế bị mất do việc tái định cư gây ra.

Một phần của tài liệu 465 Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La (Trang 87 - 89)