thuỷ điện Hoà Bình
Theo số liệu của Ban công tác Sông Đà hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La đến thời điểm năm 1998 số dân được di chuyển ra khỏi vùng lòng hồ là 9305 hộ, 54.230 khẩu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái của 51 xã, 9 huyện. Hồ chứa làm ngập 25.000 ha đất trong đó khoảng 5.000 ha đất canh tác.
1.2.4.1. Chính sách TĐC được áp dụng
- Nhà ở: đền bù và hỗ trợ cho 3 dạng nhà ở (kê, chôn, nhà đất) được tính theo chất lượng, khối lượng công việc phải bỏ ra để làm lại nhà nơi ở mới theo công thức bù hao hụt, vật liệu (gỗ, tre, nứa), công tháo dỡ, vận chuyển, đục đẽo, san nền...
- Đền bù công trình phụ, cây cối trong vườn nhà. - Hỗ trợ đền bù sân phơi, giếng nước
- Hỗ trợ bốc dỡ di chuyển mồ mả...
- Đền bù đất sản xuất theo công thức: (Năng suất bình quân) x (giá thóc thu mua tại thời điểm) x (3 năm).
+ Cây lâu năm, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp đền bù theo giá do Ban quản lý công trình thủy điện Hòa Bình quy định.
+ Hỗ trợ lương thực: các hộ dân tái định cư đi xa khỏi khu vực ngập được mua 6 tháng, các hộ di vén tái định cư tại chỗ được mua 3 tháng, mổi tháng 15kg thóc/khẩu.
+ Đền bù công trình kiến trúc công cộng: Đền bù 60% giá trị để các hợp tác xã, các đơn vị tập thể di chuyển và xây dựng lại nơi ở mới.
+ Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình mới tại khu tái định cư như đường giao thông, công trình thủy lợi thông qua phương thức cấp chỉ tiêu
lương thực theo định mức ngày công của khối lượng xây dựng.
+ Hàng năm cấp chỉ tiêu vật tư, thiết bị theo khối lượng xây dựng cơ sở hạ tầng nơi tái định cư.
1.2.4.2. Kết quả thực hiện di dân và tái định cư
- Công tác di dân khỏi vùng ngập bắt đầu từ năm 1982 và kết thúc vào năm 1994 theo 3 hình thức:
i) Di chuyển đi xa ngoài vùng ngập, tái định cư tại địa bàn các xã và huyện trong tỉnh.
ii) Di vén lên cao khỏi cốt ngập ngay tại địa bàn bản cũ.
iii) Tái định cư xen ghép vào các bản không bị ngập trong địa bàn xã.
Trong tổng số trên 9.000 hộ toàn vùng có 60 - 65% số hộ tái định cư ven hồ (khoảng 6.000 hộ), số hộ còn lại tái định cư ngoài các xã, huyện vùng ngập.
1.2.4.3. Những tồn tại cần khắc phục
Qua 16 năm thực hiện công tác “di dân giải phóng lòng hồ sông Đà”, mục tiêu “giải phóng lòng hồ” để đảm bảo tiến độ thi công nhà máy thủy điện đã đạt được. Tuy nhiên, vấn đề ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân di chuyển khỏi vùng lòng hồ đã không mấy thành công.
Đời sống kinh tế của người dân di chuyển ra khỏi vùng lòng hồ Hòa Bình vô cùng khó khăn. Phần đông nhóm hộ chuyển cư có thu nhập thấp so với nhóm hộ không phải di chuyển.
Theo báo cáo của Ban kinh tế đối ngoại Hòa Bình, 40% số hộ di chuyển khỏi vùng lòng hồ thiếu ăn 5 - 6 tháng, 45% số hộ thiếu ăn 3 - 4 tháng.
Do thu nhập thấp kém, đời sống văn hóa xã hội của người dân di chuyển khỏi vùng lòng hồ Hòa Bình đã xuống cấp nghiêm trọng. Về giáo dục, do nơi ở không ổn định, cơ sở trường lớp không đủ, điều kiện giao thông khó khăn, tỷ lệ trẻ em thất học ở nhiều nơi tăng lên, chiếm 47% trẻ em trong độ tuổi, hệ trung học cơ sở không tồn tại. Các trạm xã xã chưa kịp khôi phục hoặc không đủ điều kiện phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong khi đó, điều kiện cung cấp
nước sạch cũng yếu kém. Hệ thống cấp nước sạch không đủ nên người dân phải dùng nước hồ cho sinh hoạt, vì vậy các bệnh liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy, đau mắt, sốt rét đã xảy ra thường xuyên. Theo báo cáo của sở y tế tỉnh Hà Sơn Bình, trong 3 năm từ 1987 - 1990, đã có hơn 90 người chết vì sốt rét ác tính. Ở huyện Phù Yên, mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ hơn 60 triệu đồng cho công tác phòng chống bệnh nhưng vẫn không dập tắt được các ổ dịch ở đây, trong năm 1989 đã có hơn 30 người chết vì bệnh tật.
Truyền thống văn hóa của các dân tộc không được chú trọng đầy đủ, do vậy các truyền thống văn hóa dân tộc bị phai mờ, các phong tục, y phục và lễ hội truyền thống của các dân tộc bị giảm lược và bị mai một dần. Các mối quan hệ trong nội bộ từng dân tộc cũng như giữa các dân tộc đã bị tác động mạnh. Các quan hệ cũ bị phá vỡ trong khi các quan hệ làng bản mới chưa được thiết lập vững chắc nên tính cộng đồng suy giảm. Ngoài ra, do người dân ở nơi nhận dân tái định cư phải chia sẻ lại đất canh tác và các nguồn tài nguyên khác nên giữa các xóm, các bộ phận dân cư, đặc biệt là giữa dân gốc và dân chuyển cư đã xuất hiện nhiều vụ tranh chấp về đất nương rẫy và nguồn nước.
Hơn nữa, những biến động về kinh tế xã hội đã làm cho người dân không hài lòng, suy giảm niềm tin và hoang mang. Tỷ lệ cúng bái khi có người ốm đau đang có nguy cơ phát triển trở lại.
Do lòng hồ đã làm ngập hầu hết diện tích đất ruộng nên người dân chuyển cư phải chuyển sang canh tác nương rẫy, trong khi đó, đất nương rẫy chỉ canh tác được một hay hai vụ rồi phải bỏ hóa. Tình trạng du canh phát triển trở lại làm cho hàng ngàn héc ta rừng bị đốt phá, dẫn đến tình trạnh xói lở đất trầm trọng.
Tác động của hồ chứa và sau đó là của con người đã làm cạn kiệt môi trường tự nhiên, hủy hoại môi sinh cho cả con người và quần thể động vật tồn tại trước đó.
1.2.4.4. Những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho nhân dân vùng lòng hồ Hòa Bình
Việc tổ chức di dân tái định cư vùng lòng hồ Hoà Bình ngoài việc thực hiện đảm bảo tiến độ phục vụ công tác thi công công trình thuỷ điện còn rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân tái định cư như sau:
i) Nhận thức của những người có trách nhiệm về công trình thủy điện còn giản đơn
ii) Công tác nghiên cứu đánh giá tác động môi trường không được tiến hành một cách thấu đáo, không xây dựng được một chương trình thống nhất nào nhằm sớm ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân TĐC.
iii) Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân vùng lòng hồ đã không được xác định rõ ràng.
iv) Chưa làm tốt công tác đền bù thiệt hại cho nhân dân. Đơn giá đền bù thấp, không đủ bù đắp thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng, không được thay đổi kịp thời trong điều kiện lạm phát cao. Tiền đền bù trả không đúng lúc, phương thức trả bằng số tiết kiệm, bằng hiện vật không phù hợp với điều kiện thực tế.
v) Chế độ đền bù và hỗ trợ không nhất quán lại không được phổ biến kịp thời nên đã gây ra tâm lý bất bình cho người dân. Quy định về những đối tượng được hưởng chế độ đền bù không hợp lý, không tôn trọng quy luật di dân.
vi) Các hộ bị ảnh hưởng gián tiếp hầu như không được để ý tới trong quá trình tổ chức đền bù và ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng.
vii) Công tác khảo sát, quy hoạch thiết kế vùng tái định cư đã không được làm tốt dẫn đến những thiệt hại và sai lầm đáng tiếc, hiệu quả đầu tư thấp. Xác định địa bàn tái định cư còn nhiều sai lầm.
viii) Không đánh giá hết tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven hồ và do vậy đã không coi trọng phương án di vén dân tại chỗ.
để nhận dân tái định cư.
x) Công tác tuyền truyền, vận động, giải thích chưa được làm tốt dẫn đến tình trạnh người dân phải chuyển nhiều lần.
xi) Công tác quản lý vốn chưa tốt khiến cho đầu tư công trình kém hiệu quả, tỷ lệ thất thoát lớn đối với vồn đền bù trực tiếp và gián tiếp.
Tóm lại, việc tái định cư cho dân vùng lòng hồ sông Đà thực thế chỉ nhằm chuyển dân ra khỏi vùng ngập. Thuật ngữ “di dân giải phóng lòng hồ” đã phần nào phản ánh mục tiêu của công cuộc tái định cư ở đây là giải phóng lòng hồ để xây dựng công trình thủy điện hơn là ổn định và tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân di chuyển. Hậu quả của nó là hàng ngàn hộ gia đình rơi vào tình trạng đói khổ mà chưa có lối thoát. Đây là bài học lớn cho những công trình thủy điện tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SƠN LA VÀ DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA
2.1.1. Đặc điểm chung của dự án thuỷ điện Sơn La
Công trình thuỷ điện Sơn La là một dự án thuộc các công trình quan trọng quốc gia và là công trình lớn nhất Đông Nam Á, có dung tích hồ chứa 9,26 tỷ m3 nước, công suất 2.400 MW, cho sản lượng điện trung bình hàng năm 9,429 tỷ KW. Tổng mức đầu tư 36.433 tỷ đồng, trong đó gần 12.000 tỷ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X và kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI đã quyết định đầu tư Dự án thủy điện Sơn La với tuyến công trình được chọn là Pa Vinh II thuộc xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La với mức nước dâng từ 205 m đến 215 m [5, trang 1].
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La với 3 dự án thành phần là:
(1) Dự án Xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư;
(2) Dự án Di dân tái định cư (theo địa bàn quản lý) do UBND các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu là chủ đầu tư;
(3) Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.
Tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án (chưa kể lãi vay) là 36.933,000 tỷ đồng (theo giá quý III năm 2002), trong đó, chi phí đền bù di dân TĐC là 10.294,915 tỷ đồng (chiếm khoảng 27,9% tổng vốn đầu tư); chi phí xây đường tránh ngập là 1.013,24 tỷ đồng.
tràn, cửa lấy nước, đường dẫn nước áp lực, nhà máy thủy điện sau đập với 6 - 8 tổ máy, trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời, hệ thống điều khiển, bảo vệ, thông tin liên lạc, hệ thống đường dây tải điện 220 - 500 KV đấu nối với hệ thống điện quốc gia.
Đây là dự án có số lượng di dân và tái định cư lớn nhất từ trước đến nay. Tới năm 2010, sẽ có 91.000 người hoặc 18.968 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, dự kiến sẽ được tái định cư. Những hộ dân này sẽ phải di chuyển xa khoảng từ 50 đến 100 km so với nơi ở hiện nay và sẽ không còn được tiếp cận với sông Đà - là nguồn sinh kế chính của họ.
Vào đầu năm 2006 đã có khoảng hơn 1.000 hộ đã di chuyển. Vấn đề chủ yếu là ảm bảo sinh kế bền vững cho những người bị ảnh hưởng (NBAH), và những tác động mà TĐC sẽ gây ra đối với tính liên tục về văn hóa và các giá trị cộng đồng của NBAH, mà tất cả họ đều là các nhóm dân tộc thiểu số.
2.1.2. Đặc điểm chung của các vùng chịu ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La
2.1.2.1. Đặc điểm vùng di dân tái định cư (nơi đi)
Tính đến nay các tỉnh bị ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La đã tổ chức thống kê bồi thường cho trên 10.679 hộ, đã phê duyệt phương án đền bù cho 6.046 hộ, như vậy công tác đền bù thiệt hại đạt 16.725 hộ, chiếm 80% số hộ có tài sản cần bồi thường trong đó:
+ Tỉnh Sơn La đã thống kê đền bù cho 8.579 hộ, phê duyệt phương án đền bù tài sản cho 4.466 hộ.
+ Tỉnh Điện Biên năm 2006 đã thống kê đền bù cho 854 hộ, phê duyệt phương án đền bù tài sản cho 404 hộ.
+ Tỉnh Lai Châu năm 2006 đã tiến hành thống kê đền bù cho 1.246 hộ, duyệt phương án đền bù cho 1.143 hộ.
Số lượng người bị ảnh hưởng trực tiếp của nhà máy thủy điện Sơn La tính theo dân tộc trong năm 1998 với mức nước dâng bình thường 215 m chủ yếu là
dân tộc Thái chiếm 88,12%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể (dân tộc La Ha chiếm 5,36% dân tộc Kinh chiếm 2,38%, dân tộc Xá chiếm 3,42% và dân tộc Kháng chiếm 0,7% tổng số hộ bị ngập). Xem bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Số lượng người bị ảnh hưởng trực tiếp của nhà máy thủy điện Sơn La tính theo dân tộc trong năm 1998
TT Dân tộc Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Dân số (người) Cơ cấu (%) Tổng cộng 7.716 100,00 48.006 100,00 1 Thái 6.699 86,81 42.225 87,95 2 La Ha 430 5,57 2.700 5,62 3 Xá 277 3,58 1.682 3,50 4 Kinh 280 3,62 1.230 2,56 5 Kháng 30 0,38 169 0,35
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1998
Đồng bào các dân tộc sống quần tụ thành bản theo dòng tộc, nhiều nơi các dân tộc khác nhau sống xen ghép, nhưng mỗi dân tộc có tập quán và bản sắc riêng. Đây là đặc điểm hết sức quan trọng cần chú ý trong quá trình tổ chức sắp xếp TĐC.
a) Người Thái:
Người Thái chiếm khoảng 55% dân số tỉnh Sơn La và 36% dân số tỉnh Lai Châu, gồm hai nhóm địa phương là Thái Đen và Thái Trắng. Trong vùng lòng hồ, người Thái Đen ở các huyện Mường La, Thuận Châu tỉnh Sơn La và Tuần Giáo, Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Nhóm Thái Trắng ở các huyện Quỳnh Nhai của Sơn La và Mường Tè, Mường Lay, Sìn Hồ, Tủa Chùa, Tuần Giáo của Lai Châu.
Điểm cư trú của người Thái thường là những dải đất ven sông, ven suối, trên những quả đồi thấp hoặc ở chân núi, người Thái có tập quán làm nhà gần nhau.
So với các dân tộc thiểu số khác thì người Thái là dân tộc có truyền thống định canh định cư nhất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, công trình công cộng cũng như nhà ở của người Thái thường khá tốt so với các dân tộc khác.
Đây là đặc điểm cần lưu ý khi tiến hành chương trình tái định cư đối với đồng bào.
Hoạt động sản xuất chính của người Thái là canh tác ruộng lúa nước. Kỹ thuật canh tác của họ khá phát triển, trong đó nổi bật là việc tạo ra hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh để đưa nước vào ruộng tưới cho lúa. Sử dụng cày bừa và phân bón để canh tác lúa nước cũng là một tiến bộ trong canh tác nông nghiệp của người Thái. Ngoài ruộng nước, đồng bào còn làm nương với cây trồng chính là ngô và sắn để chăn nuôi và một phần làm lương thực. Một số nơi còn trồng bông và chàm để dệt vải, nhuộm vải. Hái lượm và săn bắn vẫn còn chiếm vị trí nhất định trong đời sống kinh tế của đồng bào.
Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển, gồm có gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng. Đồng bào vẫn duy trì tập quán làm chuồng dưới gầm sàn nhà. Người Thái cũng biết tận dụng các điều kiện để đào, đắp ao nuôi