Những kinh nghiệm về tái định cư và khôi phục sinh kế bền vững trong tái định cư

Một phần của tài liệu 465 Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La (Trang 26 - 28)

trong tái định cư của một số nước trong khu vực

1.2.2.1. Trung Quốc [6, trang 28]

Trung Quốc đã được coi là một trong những nước có chính sách TĐC tốt và phù hợp với đa số các yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn, đặc biệt trong các nỗ lực nhằm khôi phục cuộc sống và nguồn thu nhập cho các hộ bị ảnh hưởng.

Mục tiêu bao trùm của chính sách tái định cư của Trung Quốc là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất cũng như số lượng người bị ảnh hưởng của dự án. Song nếu việc tái định cư là không thể tránh khỏi thì cần có sự chuẩn bị các

kế hoạch cẩn thận để đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng được đền bù và hỗ trợ đầy đủ, có tính đến các lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, và dần dần làm cho những người bị ảnh hưởng khôi phục lại hoặc cải thiện thêm mức sống ban đầu của họ.

Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác tái định cư là do họ đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong hoạt động tái định cư của các công trình thuỷ điện, hồ chứa. Mục tiêu của các chính sách này là cung cấp các cơ hội phát triển cho tái định cư, với phương thức tiếp cận cơ bản là tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư. Các kế hoạch tái định cư chi tiết cùng các thoả thuận phục hồi kinh tế cho từng làng, từng hộ gia đình bị ảnh hưởng được chuẩn bị trước khi thông qua dự án. Để đảm bảo sau khi tái định cư, việc hỗ trợ cho những người bị di chuyển vẫn được tiếp tục, các quy định quốc gia quy định rằng cần phải lập ra một quỹ phát triển hồ chứa và duy trì nó trong 10 năm, sử dụng một phần thu nhập của dự án. Bên cạnh việc có chính sách tốt thì nhân tố quan trọng thứ hai khiến hoạt động tái định cư ở Trung Quốc thành công là năng lực thể chế mạnh của các chính quyền địa phương. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình tái định cư.

Quyền sở hữu tập thể là một nhân tố quan trọng khác làm cho việc thực hiện tái định cư ở Trung Quốc có nhiều thuận lợi, đặc biệt ở nông thôn. Tiền đền bù đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình và được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển cơ sở hạ tầng. Chính quyền thôn, xã sẽ chịu trách nhiệm phân chia lại đất cho các hộ bị ảnh hưởng.

1.2.2.2. Thái Lan [6, trang 30]

Ở Thái Lan, Hiến pháp năm 1982 đã quy định khi trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho

đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải thực hiện đền bù theo giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả những thiệt hại do việc trưng dụng gây ra. Trên cơ sở này, các ngành có các quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình theo những nguyên tắc đã quy định trong Hiến pháp.

Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về Trưng dụng bất động sản mang tên B.E. 2530 áp dụng cho việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông ngiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác. Luật này cũng quy định các nguyên tắc trưng dụng đất, các nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại, trình tự lập và phê duyệt dự án và đền bù, tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền đền bù, trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại, trình tự đưa ra toà án.

Tuy nhiên, Luật B.E. 2530 cũng chỉ quy định các nguyên tắc chung, không quy định cụ thể, vì vậy, từng ngành có các quy định riêng cho ngành mình về các trình tự và nguyên tắc cụ thể để xác định giá trị đền bù và thực hiện tái định cư cho người bị thu hồi đất. Trong việc thực hiện thì ngành điện lực thực hiện tốt nhất. Cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án tái định cư lớn nhất nước đã có chính sách riêng về đền bù và tái định cư với mục tiêu "đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn" thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng nhiều hơn và tốt hơn, đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển. Chính sách đền bù và tái định cư của cơ quan Điện lực Thái Lan đã vượt trên các đòi hỏi về mặt pháp lý của luật pháp Thái vì được xây dựng với mục tiêu nâng cao mức sống của những người bị ảnh hưởng và trên thực tế đã tỏ ra có hiệu quả trong nhiều dự án đập lớn của Thái Lan.

Một phần của tài liệu 465 Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w