Thành lập cơ quan chuyên trách về ODA

Một phần của tài liệu 300 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA Việt Nam (Trang 72 - 73)

NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

3.1.7. Thành lập cơ quan chuyên trách về ODA

Hiện nay, Chính phủ đang giao cho Bộ Tài chính quản lý về vấn đề tiếp nhận vốn, theo dõi nhận nợ và trả nợ…; Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý về giải trình kinh tế kỹ thuật của các dự án ODA; các cơ quan khác hỗ trợ trong việc quản lý; mỗi ngành, mỗi địa phương lại cĩ một Ban quản lý dự án ODA – các Ban quản lý này thực chất chỉ như một đầu mối tiếp nhận viện trợ, chứ khơng cĩ nghiệp vụ về quản lý. Việc thành lập một cơ quan phụ trách viện trợ quốc tế để thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về mặt viện trợ sẽ cĩ lợi điểm hơn cách quản lý hiện tại là:

- Xây dựng đội ngũ những người chuyên làm cơng tác ODA cĩ chuyên mơn, nghiệp vụ. Một mặt vừa đảm bảo quyền lợi quốc gia, mặt khác khắc phục những yếu kém hiện đang tồn tại để tranh thủ sự ủng hộ cao hơn của các nhà tài trợ.

- Khắc phục tình trạng chồng chéo trong xét duyệt các dự án ODA, rút ngắn thời gian xem xét, thẩm định và phê duyệt do phải thơng qua nhiều cơ quan quản lý cấp trung ương, thúc đẩy nhanh thời gian thực hiện dự án và tiến độ giải ngân .

- Theo dõi và kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ các nguyên tắc trong sử dụng vốn ODA nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn viện trợ ưu đãi này.

Cơ quan quản lý viện trợ quốc tế thực hiện việc quản lý, tiếp nhận viện trợ nước ngồi và những vấn đề khác cĩ liên quan với những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu chi tiết điều kiện hỗ trợ của các nhà tài trợ song phương và đa phương nhằm thực hiện tốt cơng tác tư vấn và giúp các địa phương, đơn vị cơ sở trong việc lập dự án, các bản giải trình để nâng cao tính cạnh tranh trong việc thu hút ODA.

- Chủ động định hướng những chương trình, mục tiêu cần viện trợ ODA.

- Soan thảo những văn bản quy định về tiếp nhận và sử dụng ODA.

- Đàm phán với nhà tài trợ để nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của họ.

- Soạn thảo, cung cấp các tài liệu và mở các lớp đào tạo căn bản về đấu thầu quốc tế, đặc biệt đối với những dự án ODA nhằm tiết kiệm nguồn vốn vay được của các tổ chức tài chính quốc tế.

- Quản lý và thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ODA ở các địa phương, đơn vị cơ sở.

Việc thành lập cơ quan chuyên trách ODA sẽ tăng tính hiệu quả, tính khoa học, đảm bảo tính chuyên mơn hĩa và chủ động trong mơi trường ODA.

Một phần của tài liệu 300 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)