Các giải pháp trực tiếp kiểm soát dòng vốn vào

Một phần của tài liệu 213 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 66 - 70)

Kiểm soát vốn trực tiếp là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến các giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định, những ràng buộc của các cơ quan chức năng. Các biện pháp này thường mang tính hành chính.

Trong xu thế phát triển hiện nay, mối quan tâm của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ còn rất lớn. Vấn đề là lập trường của Chính phủ Việt Nam đối với luồng vốn này như thế nào khi mà nó đang gây áp lực tăng giá VND và gia tăng lạm phát. Với tiềm lực vốn FPI khổng lồ có thể giải ngân ngay trong thời gian ngắn, trước bối cảnh một loạt doanh nghiệp nhà nước chủ chốt sẽ được cổ phần hóa từ nay đến năm 2010, hứa hẹn nhiều cơ hội thu hút dòng vốn FPI. Khả năng nó sẽ vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, các nhà đầu tư tháo chạy nếu xảy ra một cơn sốc vĩ mô hoặc khi lòng tin của họ bị sụp đổ không còn là vấn đề chỉ nằm trong dự đoán nữa.

Cho đến nay, những biện pháp trực tiếp mà Chính phủ Việt Nam đang áp dụng để kiểm soát dòng vốn vào FPI đổ vào TTCK chỉ là việc không cho phép mở rộng tỷ lệ nắm giữ sở hữu nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước (hiện nay tỷ lệ này ở mức 49% với các công ty cổ phần và 30% với các ngân hàng thương mại); và việc quy định đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ được thực hiện bằng VND thông qua tài khoản VND tại tổ chức tín dụng được phép.

Hai biện pháp trực tiếp trên thực chất chính là những biện pháp hành chính tác động trực tiếp vào dòng vốn đầu tư FPI. Trong chừng mực nào đó, những biện

pháp kiểm soát trên đã tạo ra được hàng rào bảo vệ trong việc hạn chế sự gia tăng ồ ạt ngoài tầm kiểm soát của dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam.

Tuy nhiên, về biện pháp hạn chế tỷ lệ nắm giữ nước ngoài, điều cần lưu ý là, về mặt lý thuyết, nó sẽ hạn chế được sự thống trị doanh nghiệp, thống trị thị trường bởi các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng nó sẽ không ngăn được luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, khi mà sẽ có nhiều doanh nghiệp mới niêm yết. Tuy không thể mua đứt một doanh nghiệp mới niêm yết (tức là sở hữu nước ngoài 100%), nhà đầu tư nước ngoài vẫn có khả năng mua tới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài được phép (tối đa 49%) ở tất cả các doanh nghiệp mới niêm yết. Do đó tổng lượng vốn mới đổ vào thị trường vẫn tăng đáng kể. Hãy hình dung những doanh nghiệp nhà nước có vốn khoảng vài chục nghìn tỷ đồng được cổ phần hóa thì khối lượng vốn nước ngoài đổ vào sẽ lớn như thế nào.

Ngoài ra, theo quy định bắt buộc thực hiện giao dịch liên quan đến đầu tư gián tiếp đều bằng VND, trong khi các tổ chức tín dụng không được nắm giữ lượng ngoại tệ quá 30% vốn điều lệ của mình và số lượng ngoại tệ vượt mức phải bán lại cho NHNN (quy định về trạng thái ngoại hối tại các tổ chức tín dụng của NHNN). Nhưng theo quy định này lại không thấy chỉ rõ là NHNN có nghĩa vụ phải mua nguồn ngoại tệ dư thừa này từ các tổ chức tín dụng được phép. Như vậy, nếu muốn, NHNN sẽ từ chối thu mua nguồn ngoại tệ này. Và tức là NHNN đã hạn chế luồng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp đổ vào thị trường Việt Nam khi cảm thấy nguy hiểm. Tuy nhiên, biện pháp can thiệp này trong dài hạn sẽ vấp phải những phản ứng từ thị trường, từ các nhà đầu tư nước ngoài và nhất là trái với tinh thần tự do thông thoáng của pháp lệnh ngoại hối.

Trong thời gian tới, khi dòng vốn FPI đổ vào Việt Nam với quy mô lớn, để kiểm soát dòng vốn này có hiệu quả, thiết nghĩ ngoài việc hoàn thiện các biện pháp trên, Chính phủ Việt Nam cần áp dụng thêm một số giải pháp trực tiếp tác động lên dòng vốn vào

Áp dụng tỷ lệ tiền gửi bắt buộc linh hoạt :

Đặt ra tiền gửi bắt buộc có tính thay đổi (VDR) đối với dòng vốn vào, điều này có nghĩa là đã đặt ra các mức dự trữ tùy theo loại vốn vào và hoàn cảnh của dòng vốn vào nhằm giảm số lượng vốn vào. VDR đơn giản là ngân hàng đòi hỏi phải có số dư bù trừ cho các khoản vay nhằm tăng lãi suất thực tế. Hơn nữa, VDR thực hiện như một loại thuế tiềm ẩn đánh vào các giao dịch vốn để giảm cầu bằng cách tăng chi phí.

VDR có hiệu quả đối với thị trường hơn là hạn chế về mặt lượng nhưng vì VDR hạn chế các công ty trong nước tiếp cận với nguồn tài chính quốc tế, vì vậy quan tâm là điều cần thiết để thực hiện được chính sách này. Trên thực tế FDI là vốn đầu tư dài hạn và đã góp phần vào phát triển kinh tế nước nhà, vì thế thông thường FDI không bị hạn chế gì cả, trong khi đó rất khó đặt ra VDR đối với vốn đầu tư gián tiếp. VDR chỉ đặt ra đối với vốn vay nước ngoài của cư dân ở nước mà VDR được sử dụng có hiệu quả.

Tỷ lệ dự trữ có thể điều chỉnh tùy theo lượng vốn vào, nhưng không thay đổi theo thời gian đáo hạn. Không mấy khó khăn để lập tỷ lệ này nhằm thu hút hoàn toàn được chênh lệch tỷ giá trong và ngoài nước. Do VDR ngăn cản việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài, giảm khả năng tính cạnh tranh của các ngân hàng và công ty trong nước, cho nên khi sử dụng VDR cần được hạn chế đối với những giai đoạn có dòng vốn vào nhiều do tăng nhanh tỷ giá hoặc tăng đáng kể các khoản chênh lệch về lãi suất. VDR tỏ ra có hiệu quả tối thiểu trong một thời gian ngắn và trong những tình huống như thế.

Trong nỗ lực hạn chế dòng vốn vào ngắn hạn, năm 1995 Malaysia đã vay vốn bằng ngoại tệ từ những ngân hàng nước ngoài tùy thuộc vào dự trữ bắt buộc. Đây là một loại VDR với cùng một tỷ lệ dự trữ đặt ra không tính đến số lượng của vốn vay nước ngoài. Dự trữ này cùng với những biện pháp hạn chế khác đã được thực thi và cũng đã giảm được số lượng vốn vào ngắn hạn ở Malaysia trong giai đoạn này.

Đánh thuế vào các giao dịch ngoại hối

Thuế giao dịch được sử dụng ở một số thị trường tài chính ví dụ như thị trường tài chính Hàn Quốc và Nhật Bản cho dù tỷ lệ thấp. Thuế giao dịch ngoại hối cả thuế bề nổi lẫn thuế tiềm ẩn như là phương tiện ngăn cản dòng vốn vào đầu cơ ngắn hạn đã được thực tế kiểm chứng.

Thuế bề nổi đối với các giao dịch ngoại hối được tranh luận rộng rãi ở các nước kinh tế công nghiệp và các tổ chức quốc tế như UN và IMF, nhưng không được áp dụng ở một nước nào cả. Còn thuế giao dịch tiền tệ được thực hiện rộng rãi. Một loại thuế như thế sẽ làm tăng chi phí đối với những giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ, vì vậy thuế này có lẽ làm giảm đi tính cạnh tranh xuất khẩu. Để tránh xảy ra vấn đề này, loại thuế này nên hạn chế dùng trong các giao dịch trên tài khoản vốn, đặc biệt đầu tư của những người không cư trú vào cổ phiếu, trái phiếu nội địa và những công cụ tài chính ngắn hạn khác. Thuế này cũng được bao

gồm cả chứng khoán phái sinh tài chính do chúng bắt chước các công cụ tài chính theo lối cổ truyền.

Nói chung, loại thuế này được dùng khi các nhà đầu tư nước ngoài mua và bán tiền tệ có liên quan đến các công cụ tài chính. Bởi vì họ phải trao đổi đồng tiền nước ngoài để lấy đồng tiền trong nước. Việc quản lý thuế sẽ không khó khăn như lúc ban đầu. Hơn nữa, ở nhiều nước như Hàn Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký và đầu tư ở những định chế tài chính mà họ đã lựa chọn, và vì thế né tránh loại thuế này là khó khăn hơn các loại thuế khác. Tuy nhiên, hiệu quả của loại thuế này phụ thuộc vào hệ thống tài chính và hệ thống quản lý ngoại hối của mỗi nước.

Có nhiều con đường để tiếp cận loại thuế giao dịch này. Thuế này được đặt ra đối với người mua hoặc người bán tiền tệ trong nước hoặc cho cả hai. Đánh thuế theo một cuộc mua bán xoay vòng đối với giao dịch ngoại hối thì sẽ có hiệu quả hơn. Thuế suất có thể điều chỉnh tùy theo mức độ mở cửa của thị trường vốn và mức độ dòng vốn ngắn hạn. Có thể nói rằng ảnh hưởng của một loại thuế có liên quan đến thời hạn đầu tư. Ví dụ, 2% thuế cho một giao dịch xoay vòng (1% cho một lần mua và bán) để đáp lại với đầu tư trong thời hạn trên 10 năm thì thuế này giảm xuống 0,2% cho mỗi năm, nhưng đối với mỗi ngày giao dịch thì thuế suất khoảng 124,6%/năm.

Thuế tiềm ẩn đòi hỏi các nhà đầu tư nước ngoài phải có một khoản tiền gửi không sinh lãi tại NHTW lúc họ muốn bán ngoại tệ để đổi lấy tiền tệ trong nước. như ở Ý vào thập niên 70 và Tây Ban Nha vào năm 1992. Không như loại thuế bề nổi, loại thuế này sẽ hạn chế thời hạn đầu tư dài hạn nếu như thời hạn tiền gửi bằng thời hạn đầu tư. Tuy nhiên, điều này có thể được hạn chế bằng cách đưa ra cùng thời hạn tiền gửi đối với tất cả mọi giao dịch, một mặt đủ làm giảm dần tỷ suất sinh lợi đối với đầu tư ngắn hạn xuống đến mức những giao dịch này không còn tính hấp dẫn nữa. Mặt khác, khi quyết định tỷ lệ dự trữ cần phải thận trọng, vì nếu tỷ lệ này quá cao thì nó sẽ hạn chế đầu tư dài hạn, nếu quá thấp sẽ không đạt được mục đích đặt ra cho thuế này.

Thuế giao dịch ngoại hối làm gia tăng chi phí giao dịch, trên lý thuyết chi phí này sẽ là rào cản cho hoạt động đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của nó. Họ cho rằng có những nghiên cứu không chứng minh được mối liên quan giữa chi phí giao dịch và tính mất ổn định của thị trường tài chính trong nước. Điều này chứng tỏ thuế giao dịch ngoại hối không làm giảm đi tính ổn định tỷ giá và giá cổ phiếu (Schwert -1993), (IMF – 1995b)

Cho dù loại thuế này có thực hiện đi nữa thì nó vẫn còn tồn tại những thiếu sót. Bằng cách giảm tỷ suất sinh lợi đối với cổ phiếu trong nước, ở một chừng mực nào đó thì thuế này sẽ làm cho cổ phiếu trong nước ít hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài hơn và nó sẽ làm giảm tính thanh khoản (lượng giao dịch). Thuế này có thể làm cho lượng ngoại hối mất tính ổn định hơn. Thêm vào đó, những vấn đề về vốn cổ phần sẽ tăng nếu như thuế này chỉ được áp dụng đối với những người dân không cư trú. Vì vậy, thuế giao dịch muốn có những tác động như mong muốn thì nó phải được thực hiện một cách uyển chuyển đi cùng với một loại thuế khác có thể điều chỉnh được tùy vào lượng vốn ngắn hạn. Thuế này sẽ hỗ trợ kéo dài thời gian đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài và thay đổi thành phần tham gia của nhà đầu

Một phần của tài liệu 213 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)