Sự phát triển ngoạn mục của hoạt động xuất khẩu năm

Một phần của tài liệu 213 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 26 - 28)

Hoạt động xuất khẩu đối với nước ta có ý nghĩa về nhiều mặt. Nó là một kênh tiêu thụ sản phẩm quan trọng của nền sản xuất trong nước, qua đó xác định được chỗ đứng, tính cạnh tranh của hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu, trang

thiết bị phục vụ sản xuất, thiết bị kỹ thuật công nghệ cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, xuất khẩu còn có ý nghĩa cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá.

2, 404 5,44 8. 9 14 ,84 2. 7 15, 029 .2 16 ,48 5 20 ,14 9. 3 26,485 32 ,41 9. 9 39 ,60 5 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ước

Đóng góp chung cho thành tích tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2006, không thể không đề cập đến sự tăng trưởng ngoạn mục của hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu năm 2006 đạt tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD mức cao nhất từ trước đến nay, gấp 16,5 lần năm 1990, gấp 7,3 lần năm 1995, gấp 2,7 lần năm 2000. Quy mô xuất khẩu bình quân 1 tháng trong năm 2006 đạt trên 3,3 tỷ USD, cao mức hơn cả năm của các năm trở về trước.

2006

Hình 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua một số năm (triệu USD)

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2006-2007

So sánh với các nước khác, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đứng 6/11 nước trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 16/44 nước và vùng lãnh thổ châu Á, đứng thứ 39/165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 2006 của Việt Nam đạt 64,9%, một tỷ cao so với tỷ lệ chung 22% của thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu người năm 2006 đạt 470,9 USD, cao nhất từ trước đến nay, gấp 12,9 lần năm 1990, gấp 6,2 lần năm 1995 và tăng 20,7% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2006 đạt 22,1%, cao hơn tốc độ tăng bình quân năm của thời kỳ 2001-2005 (17,4%).

Điều gì đã mang lại kết quả đầy ngoạn mục cho xuất khẩu năm 2006. Đầu tiên có thể nhận thấy là xuất khẩu ở khu vực kinh tế trong nước tăng tới 20,5% -

một tốc độ tăng hiếm thấy trong nhiều năm qua, chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước đã trưởng thành lên khá nhiều, đã xâm nhập được thị trường thế giới, nơi có sự cạnh tranh rất gay gắt. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn tăng cao hơn , mức tăng lên đến 23,2%. Trong tổng mức tăng về kim ngạch xuất khẩu so với năm trước (về số tuyệt đối) 7,168 tỷ USD thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 4,32 tỷ USD chiếm 60,3% tổng mức tăng. Ngoài ra, đóng góp vào thành tích tăng cao của kim ngạch xuất khẩu còn có sự tăng lên cả về lượng và về giá của các mặt hàng chủ lực (cao su, cà phê, thanh đá, thủy sản…). Thị trường xuất khẩu được duy trì và mở rộng, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, kế đến là Nhật Bản, Trung Quốc, Australia v.v.

Tuy nhiên, dù đạt được nhiều kết quả ngoạn mục, nhưng trong lĩnh vực xuất khẩu năm 2006 cũng còn những hạn chế bất cập. Về cơ cấu xuất khẩu, các mặt hàng là nguyên liệu thô (như dầu thô, than đá..), những mặt hàng nông sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế (như gạo, cà phê, hạt điều, cao su, rau quả…) chiếm tỷ trọng còn lớn. Những mặt hàng chế biến tăng, nhưng những mặt hàng có tính gia công nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu (như dệt may, giày dép, điện tử máy tính, đồ nhựa…) có giá trị gia tăng không cao và thực thu ngoại tệ cũng thấp. Trong giai đoạn hội nhập sắp tới chúng ta cần hướng đến xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám nhiều, giá trị gia tăng lớn để gia tăng vị thế xuất khẩu theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu 213 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 26 - 28)