Rủi ro liên quan đến kết cấu dòng vốn

Một phần của tài liệu 213 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 64 - 65)

Trong kết cấu dòng vốn vào, FDI là dòng vốn ít biến động nhất. Dòng vốn gián tiếp biến động nhiều hơn nhưng mức độ biến động có chiều hướng giảm xuống. Tính biến động của dòng vốn ngân hàng tăng tương đối vào thập niên 1980 một phần là do dòng vốn thuần giảm đi. Sự khác biệt về mức độ biến động của dòng vốn FDI và dòng vốn đầu tư gián tiếp là do do vốn FDI tốn nhiều chi phí để có thể rút vốn và do nó liên quan đến những điều kiện và nền tảng dài hạn hơn là với những dao động ngắn hạn. Mặt khác, dòng vốn đầu tư gián tiếp lại rất nhạy cảm với sự khác biệt trong tỷ suất hoàn vốn ngắn hạn. Ngoài ra, không như những nhà đầu tư FDI, những nhà đầu tư gián tiếp có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu của họ một cách rất dễ dàng.

Hiện nay, cho dù tính biến động (được hiểu là độ lệch xoay quanh mức độ trung bình) có xu hướng giảm xuống hoặc chí ít cũng không tăng thêm ở nhiều nước, thì mức độ tuyệt đối của sự dao động ngày càng lớn hơn vì mức độ trung bình của dòng vốn cao hơn. Kết quả là những tác động tiềm ẩn của sự biến động như thế trong nền kinh tế nội địa cũng lớn hơn so với thập kỷ 1980. Những nhân tố của môi trường quốc tế đã góp phần vào việc tăng thêm những biến động tiềm ẩn của dòng

vốn và giá tài sản trong những thị trường mới nổi vì những thị trường này vẫn còn nằm trong cận biên danh mục vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư quốc tế, do đó những thị trường mới nổi vẫn dễ bị tổn thương bởi những điều kiện có tính chất chu kỳ của những nước công nghiệp. Và vì những nhà đầu tư vẫn còn khá e ngại với thị trường mới nổi, nên thị trường này là đối tượng của xu hướng bầy đàn của các nhà đầu tư quốc tế hơn là những nước công nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro chính yếu của sự biến động và đảo ngược lớn phụ thuộc vào mức độ từng quốc gia riêng biệt và bắt nguồn từ sự tương tác lẫn nhau của các chính sách kinh tế và những điều kiện kinh tế trong nước với những nhân tố quốc tế.

Tóm lại, như đã phân tích, hầu hết các nước đang phát triển thiếu những chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng mạnh, thiếu sự hoàn thiện về thể chế nên dễ bị tổn thương bởi những biến động tiềm ẩn và đảo ngược của dòng vốn. Đây cũng chính là những thách thức đặt ra cho hệ thống tài chính ở Việt Nam hiện nay. Trong khi các nhà đầu tư quốc tế ngày càng trở nên cẩn trọng hơn, tính kỷ luật của thị trường ngày càng có khuynh hướng được đề cao thì khi những niềm tin đó bị mất đi sẽ kích hoạt lớn hơn dòng vốn chảy ra, và như vậy hội nhập tài chính có khả năng khuếch đại các cú sốc hoặc thiệt hại do những sai lầm trong hoạch định chính sách và dẫn đến bất ổn định lớn hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, việc nắm rõ được xu hướng, rủi ro trong kết cấu dòng vốn vào, sẽ phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách vĩ mô của Việt Nam tìm ra được các giải pháp, chính sách hợp lý nhằm mục đích vẫn thu hút được các dòng vốn, định hướng các dòng vốn theo hướng dài hạn cho đầu tư phát triển nhưng vẫn hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn đi theo với các dòng vốn.

Một phần của tài liệu 213 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)