Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại năm

Một phần của tài liệu 213 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 30 - 33)

Trong xu thế hội nhập, lĩnh vực hoạt động ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất. Vấn đề chiến lược phát triển, xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại đủ sức cạnh tranh trong quá trình tự do hóa tài chính đang được đặt lên hàng đầu cho các nhà làm chính sách vĩ mô hiện nay. Nhận định và hòa theo xu thế đó, trong năm 2006 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cả về chất lượng, số lượng, quy mô và uy tín.

Cơ cấu lại mạng lưới

Thực hiện Quyết định 888 của Thống Đốc NHNN, các NHTM và TCTD đã triển khai cơ cấu lại mạng lưới gắn với quy mô vốn điều lệ và điều kiện hoạt động. Ngoại trừ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần phải có lộ trình thích hợp, tất cả các NHTM chỉ hình thành phòng giao dịch và các chi nhánh trực thuộc (cấp 1). Nhiều chi nhánh cấp 2 và Phòng giao dịch đã được nâng cấp lên thành chi nhánh trực thuộc NHTM. Đồng thời các NHTM tiếp tục phát

triển mạnh mạng lưới của mình thông qua việc thành lập mới chi nhánh và phòng giao dịch tại các khu vực dân cư tập trung, trung tâm thương mại, khu vực kinh tế phát triển. Kết quả đã có trên 500 chi nhánh và Phòng giao dịch của các ngân hàng được đưa vào hoạt động trong năm 2006 trên phạm vi cả nước. Từ đó đã nâng cao được khả năng cạnh tranh huy động vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả, đẩy mạnh đầu tư, phát triển việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Tăng vốn điều lệ và năng lực tài chính

Tất cả các NHTM và TCTD trong năm 2006 đều tăng cao vốn điều lệ thông qua con đường phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành cổ phiếu. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư- Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoàn thành các đợt phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi khi các NHTM này cổ phần hóa vào năm 2007 và 2008, đã huy động được từ 1.385 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ, đảm bảo an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. Các NHTM cổ phần đều thực hiện thành công nhiều đợt phát hành trái phiếu và cổ phiếu tăng vốn. Trong đó, NHTM cổ phần ACB, Sacombank, VP Bank, Phương Đông đã có các cổ đông là các Ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài, chiếm từ 10 - 30% vốn điều lệ của mỗi ngân hàng.

Tính đến hết năm 2006, Sacombank dẫn đầu khối NHTM cổ phần, với số vốn điều lệ trên 2.089 tỷ đồng, Techcombank 1.500 tỷ đồng, Phương Nam 1.290 tỷ đồng, Eximbank trên 1.212 tỷ đồng v.v. một số NHTM cổ phần khác cũng có vốn xoay quay mức 1.000 tỷ đồng.

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu của các NHTM CP quy mô lớn được lựa chọn (tỷ đồng)

Đơn vị Vốn điều lệ Lợi nhuận

trước thuế Tổng tài sản Tên Ngân hàng 2004 2005 2004 2005 2004 2005 PNB 321,7 580,4 72,1 102,6 4.339,5 6.258,8 ACB 481,1 948,3 278,0 385,1 15.623,5 24.399,7 OCB 200,0 300,0 43,8 67,2 2.529,5 4.020,2 Sacombank 740,0 1.250,0 198,0 306,1 10.394,9 14.456,2 Techcombank 412,7 617,7 39,7 286,0 6.444,7 10.504,0 VP Bank 198,1 500,0 60,0 83,0 4.192,2 6.500,0

Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam 2006-2007

Phát triển mạnh nhất là dịch vụ thẻ. Đến cuối năm 2006 cả nước có 17 NHTM phát hành và thanh toán thẻ nội địa, 10 NHTM làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Tổng số thẻ đang phát hành ước tính đạt 3,5 triệu thẻ, đã có 2.154 máy rút tiền tự động ATM và trên 17.000 máy POS tại các điểm thanh toán thẻ. Ngân hàng EAB đang dẫn đầu khối NHTM và Vietcombank đang dẫn đầu toàn ngành ngân hàng về dịch vụ thẻ. Ngoài ra, dịch vụ kiều hối, thanh toán và chuyển tiền trong nước, quốc tế, kinh doanh ngoại tệ v.v. cũng được các NHTM đẩy mạnh.

Hòa nhịp cùng sự phát triển đột phá của TTCK, năm 2006 cũng ghi nhận việc thành lập và đi vào hoạt động các công ty chứng khoán của các NHTM. Tính đến hết tháng 12-2006, đã có 12 NHTM thành lập công ty kinh doanh chứng khoán, 7 NHTM có 9 công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, các NHTM còn thành lập các công ty kiều hối, công ty thương mại dịch vụ, công ty liên doanh bảo hiểm, liên doanh quỹ đầu tư chứng khoán, công ty kinh doanh vàng bạc. Các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, tài khoản cá nhân v.v. cũng được các NHTM đa dạng các sản phẩm khác nhau, đem lại tiện ích cho khách hàng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ

Hầu hết các NHTM cổ phần đều thực hiện tiêu chuẩn hóa và đảm bảo nguyên tắc, quy trình trong tuyển chọn cán bộ, nhân viên mới. Trong số nhân sự cao cấp tại nhiều NHTM cổ phần có số đông là cán bộ có năng lực và kinh nghiệm đang làm việc trong các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước.

Các NHTM đều tăng cường đầu tư cho hiện đại hóa công nghệ ngân hàng như lắp đặt chương trình phần mềm hiện đại của các hãng nổi tiếng, uy tín trên thế giới. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được mở rộng tới 65 ngân hàng thành viên với 270 chi nhánh tham gia, bình quân mỗi ngày có 12.000 - 13.000 giao dịch, doanh số thanh toán bình quân 8.000 tỷ đồng/ngày. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán đã cho phép tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Hệ thống TCTD nhà nước chậm đổi mới

Đến hết năm 2006, khối TCTD nhà nước có năm NHTM nhà nước và một ngân hàng chính sách xã hội, một Quỹ tín dụng trung ương. Tuy nhiên, khối NHTM nhà nước chậm cổ phần hóa. Theo kế hoạch, hai NHTM nhà nước đầu tiên là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu

Long phải tiến hành cổ phần hóa trong năm 2006 nhưng đến hết năm 2006 vẫn chưa chọn được nhà tư vấn cổ phần hóa cho hai ngân hàng này.

Như vậy, tính đến hết năm 2006, ở Việt Nam có 33 NHTM cổ phần đang hoạt động. Tất cả các ngân hàng này đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, tốc độ tăng tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế v.v. đều đạt cao nhất từ trước đến nay. Nhiều NHTM cổ phần đạt tốc độ tăng các chỉ tiêu tới mức 50% đến 80% so với cuối năm 2005. Tuy nhiên, song song cùng sự phát triển của hệ thống NHTM (đặc biệt là NHTM cổ phần), trong năm 2006 cũng ghi nhận một đối trọng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước, đó là các ngân hàng nước ngoài vừa hiện đại về công nghệ, quản lý, vừa mạnh về vốn. Tính đến hết năm 2006, hoạt động tại Việt Nam đã có 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 4 công ty liên doanh cho thuê tài chính và 1 công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, ngoài ra còn có 49 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam đang hoạt động. Các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được xếp hạng nằm trong số 100, hay 500 ngân hàng lớn nhất thế giới như Citi Bank, America Express, Deutshe bank, ANZ v.v. Tổng số vốn điều lệ và vốn góp mua cổ phần của các tập đoàn ngân hàng nói trên đã thực sự đưa vào Việt Nam lên tới gần 1,0 tỷ USD. Đó là chưa kể số vốn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài huy động ở nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Tổng tài sản của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài lên tới 200.000 tỷ đồng, chiếm trên 20% tổng tài sản hệ thống NHTM và TCTD ở Việt Nam, tăng hơn 50% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng đó chứng tỏ trong năm qua các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài đã chuyển một số vốn rất lớn vào Việt Nam

Một phần của tài liệu 213 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)