Một số cơ sở pháp lý khác cần được hoàn thiện để tạo điều kiện cho tập đoàn kinh tế phát triển như:
3.3.2. Hoàn thiện luật kế toán
Do bản chất của tập đoàn kinh tế là tập đoàn công ty xuyên quốc gia, công ty mẹ thường có một hoặc nhiều công ty con có trụ sở và hoạt động ở nhiều nước khác nhau, các công ty con này chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật của nước sở tại. Trong khi đó việc hạch toán của các tập đoàn lại phải thực hiện hợp nhất trong biểu báo cáo tài chính của công ty mẹ. Vì vậy, việc xây dựng pháp luật kế toán là rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các công ty mẹ có thể thực hiện hợp nhất kế toán, từ đó có thể phân tích, đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của toàn tập đoàn. Do đó, để tạo cơ sở pháp lý về mặt hạch toán kế toán cho các Tập đoàn kinh tế của Việt nam phát triển thành công ty đa quốc gia, thì hệ thống kế toán của nước ta phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán của các nước trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế về chế độ kế toán.
3.3.3. Ban hành luật doanh nghiệp chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. nghiệp.
Hiện nay theo mô hình CTM-CTC, CTM hầu hết là công ty nhà nước hoạt động theo luật DNNN. Trong khi đó, các CTC hoạt động theo luật riêng tuỳ thuộc theo loại hình doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của cả tập đoàn. Vì vậy, theo chúng tôi Nhà nước nên ban hành luật doanh nghiệp thống nhất áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để thực hiện quá trình chuyển đổi Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 đạt hiệu quả và trở thành TĐKT mạnh, phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần có những giải pháp đồng bộ và thiết thực. Trong phạm vi đề tài này, luận văn đưa ra hai nhóm giải pháp là giải pháp chuyển đổi Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 thành TĐKT và nhóm giải pháp để phát triển Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 thành TĐKT mạnh và một số kiến nghị đối với Nhà nước.
Trên đây là một số giải pháp có thể áp dụng cho Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 trong quá trình chuyển đổi thành TĐKT mạnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, vì đây là mô hình mới đối với Việt Nam đồng thờiø trên thế giới mỗi quốc gia có những mô hình TĐKT với những đặc trưng riêng, vì vậy trong quá trình thực hiện cần có những cập nhật để hoàn thiện mô hình và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế./.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc hình thành các TĐKT mạnh trong các ngành kinh tế mũi nhọn, xương sống của nền kinh tế là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho Việt Nam có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi Công Ty Xây Dựng Số 1 thành tập đoàn kinh mạnh và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Qua quá trình thực hiện luận văn về đề tài “Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, về lý luận đã trình bày khái quát được những vấn đề cơ bản của Tập đoàn kinh tế: khái niệm, phương thức thành lập, phương thức liên kết, đặc điểm và vai trò của Tập đoàn kinh tế; Trình bày khái quát được những vấn đề cơ bản của mô hình CTM-CTC: khái niệm, đặc trưng, ưu và nhược điểm của mô hình.
Thứ hai, từ phân tích được thực trạng của Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1, đưa ra những hạn chế của Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 sau khi chuyển đổi về phương thức thành lập, chiến lược sản xuất kinh doanh, vấn đề cơ cấu quản lý và điều hành của công ty mẹ, vấn đề đại điện chủ sở hữu, vấn đề quan hệ nội bộ giữa các công ty trong toàn TCT, công tác báo cáo tài chính của toàn TCT, về huy động vốn.
Thứ ba, đưa ra được những giải pháp để chuyển đổi Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 thành tập đoàn kinh mạnh gồm nhóm giải pháp chuyển đổi TCT xây
dựng số 1 thành TĐKT và nhóm giải pháp phát triển TCT xây dựng số 1 thành TĐKT mạnh và một số kiến nghị đối với Nhà nước.
Trong phạm vi của luận văn cao học, với thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp quý báo của quý Thầy Cô, của Hội đồng giám khảo và các chuyên gia trong ngành để luận văn được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Thị Diễm Châu, TS Nguyễn Ngọc Thanh (2001), “Cơ Chế Tài Chính Trong Mô Hình Tổng Công Ty, Tập Đoàn Kinh Tế”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
2. Minh Châu (2005), “Tập Đoàn Kinh Tế và Một Số Vấn Đề Xây Dựng Tập Đoàn Kinh Tế Ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Bưu Điện, Hà Nội.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp (1998), “Chiến lược và chính sách kinh doanh”, Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Vũ Quế Hương (2001), “Quản Lý Đổi Mới Và Phát Triển Sản Phẩm Mới”,
Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Thiết Sơn (2004), “Các Công Ty Xuyên Quốc Gia”, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
6. PGS.TS. Lê Văn Tâm (2004) “Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), “Thị Trường Chiến Lược, Cơ Cấu: Cạnh Tranh Về Giá Trị Gia Tăng, Định Vị và Phát Triển Doanh Nghiệp”, Nhà xuất bảnTP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
8. GS.TSKH Vũ Huy Từ (2002), “Mô Hình Tập Đoàn Kinh Tế Trong Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoaù”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Michael Hammer và Jame Champy, Vũ Tiến Phúc biên dịch (2006) “Tái
Văn bản pháp luật:
10.Luật doanh Nghiệp số 60/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
11.Luật Doanh Nghiệp Nhà Nước số 14/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
12.Nghị Định 153/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 09 tháng 08 năm 2004 của Chính Phủ về Tổ chức quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi TCT Nhà nước, Công ty Nhà nước hạch toán độc lập theo mô hình CTM-CTC.
13.Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần. 14.Nghị định 199/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004
của Chính Phủ về việc ban hành quy chế tài chính của Công ty Nhà Nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
15.Quyết định số 90/TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước.
16.Quyết định số 91/TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
17.Quyết định số 155/2004/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 24 tháng 08 năm 2004 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty Nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty Nhà nước. 18.Quyết định số 386/QĐ-BXD của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng ký Ngày 09
tháng 03 năm 2006 về việc chuyển Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 sang tổ chức và hoạt động theo mô hình CTM-CTC.
Báo và tạp chí
20.Nguyễn Thị Tường Anh, “Mô hình Công ty mẹ-công ty con: bài học từ CONSTREXIM”, Kinh tế và Dự báo số 11/2005.
21.TS. Trần Tiến Cường (Trưởng ban doanh nghiệp-Viện Nghiên Cứu Quản Lý Trung Ương), “Chuyển tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ công ty con: kết quả thí điểm và một số bài học kinh nghiệm”, tạp chí kinh tế và dự báo tháng 05/2005.
22.TS. Vũ Thành Hưng (Đại học Kinh tế Quốc dân). “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tháng 1/2006.
23.PGS.TS. Nguyễn Đăng Nam, “Những quy định về chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ công ty con” tạp chí Tài Chính tháng 9/2004.
24.Thảo Nguyên, “Để mô hình “mẹ- con” phát triển hiệu quả và vững chắc”, tạp chí Tài Chính Tháng 12/2005.
25.ThS. Nguyễn Đại Phong, “Mô hình Công ty mẹ-công ty con với việc sắp xếp, đổi mới tổ chức của tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4/2003.
26.PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên (Học viện Tài chính) “Đổi mới và phát triển các tổng công ty theo Mô hình Công ty mẹ-công ty con hiện nay”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tháng 2/2006.
27.PGS.TS.Nguyễn Tiệp (Đại học Lao động – Xã hội), “Thuê tổng giám đốc, giám đốc điều hành-biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước”, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 336 tháng 5/2006
28.ThS. Phan Minh Tuấn (NCS Viện Kinh tế Chính trị thế giới), ”Đặc trưng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNC) Nhật Bản”, tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, tháng 7/2006.
29.PGS.TS. Phạm Quang Tuấn (Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội),
“Công ty mẹ - công ty con: những vấn đề cần tháo gỡ”, tạp chí Tài Chính Tháng 12/2005.
30.PGS.TS. Phạm Quang Tuấn (Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội),
“Thành lập Tổng Công ty theo mô hình Công ty mẹ-công ty con: Đừng chạy theo “mốt”, tạp chí Tài Chính tháng 2/2004.
31.TS. Ngô Trí Tuệ (Đại học Kinh tế Quốc dân). “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính tại các tổng công ty và tập đoàn kinh tế”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tháng 1/2006.
32.PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên (Viện Kinh điển Macxit, Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM), “Nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, tháng 7/2006.
33.PGS.TS. Nguyễn Huy Oánh, Lê Văn Bằng ( Học viện Chính trị Quốc Gia TP.HCM), ”Mô hình công ty mẹ-công ty con, một giải pháp lớn để tăng tính minh bạch của DNNN và góp phần quan trọng định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta” tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 334 Tháng 3/2006.
Luận văn và tài liệu của Tổng Công Ty Xây dựng số 1
34.Trương Tố Hoa (2004), “Hoàn thiện mô hình công ty mẹ-công ty con tại Tổng công ty Bến Thành”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
35.Trần Hải Lý (2004) “Một số giải pháp nhằm tái cấu trúc các tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 36.Trần Phước Nhật (2005), “Phát triển mô hình mô hình công ty mẹ-công ty
con trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
37.Báo cáo tài chính của Tổng Công Ty Xây dựng số 1 năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. Trang web: www.mof.gov.vn www.moc.gov.vn www.industry.gov.vn www.vir.com.vn www.vneconomy.com.vn Một số trang Web khác
PHỤ LỤC 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI
Cartel:
Là hình thức tập đoàn kinh tế theo một ngành chuyên môn hoá, bao gồm những công ty sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh nhằm hạn chế sự cạnh tranh bằng thỏa thuận thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, về mẫu mã, kiểu loại... Trong Cartel các công ty thành viên vẫn giữ tính độc lập về sản xuất và tiêu thụ. Họ chỉ cam kết làm đúng thỏa hiệp trong hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tuy nhiên Cartel thường dẫn đến độc quyền và hạn chế cạnh tranh, đi ngược với xu thế của cơ chế thị trường. Do vậy chính phủ ở nhiều nước đã hạn chế hoặc ngăn cấm hình thức tập đoàn này. Hình thức tập đoàn kinh tế này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào thế kỷ 19 và sau đó lan ra các nước phương tây. Đây là hình thức tập đoàn kinh tế có trình độ liên kết thấp nhất.
Syndicate:
Là hình thức tập đoàn kinh tế có mức độ liên kết cao hơn Cartel. Các công ty trong tập đoàn này vẫn giữ độc lập về sản xuất mà chỉ mất độc lập về lưu thông: Mọi việc mua bán do ban quản trị chung của Syndicate đảm nhận. Mục đích của tập đoàn liên kết dạng này là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ và bán hàng hóa với giá cao.
Trust:
Là hình thức tập đoàn kinh tế có mối liên kết cao hơn Cartel và Syndicate. Các thành viên trong tập đoàn này không chỉ liên kết với nhau khâu lưu thông mà cón liên kết cả khâu sản xuất. Việc sản xuất, tiêu thụ đều do một
ban quản trị thống nhất quản lý. Do vậy các thành viên trong Trust đều mất quyền độc lập về cả sản xuất lẫn thương mại.
Tuy vậy, đến những năm 20 của thế kỷ XX, các mô hình trên đã thể hiện tính không hiệu quả về kinh tế, đặc biệt là sự yếu kém về khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, buộc các Cartel, Trust, Syndicate phải liên kết lại với nhau hình thành nên các Consortium.
Consortium:
Là hình thức tập đoàn kinh tế được hình thành do mối quan hệ kiên kết giữa các Cartel, Trust, syndicate. Hình thức tập đoàn này có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức tập đoàn trên.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới đó là liên kết đa ngành dưới dạng những Concern và conglomerate khổng lồ thâu tóm nhiều xí nghiệp và công ty thuộc những ngành khác nhau và biến các công ty này trở thành các chi nhánh của mình, mở rộng mạng lưới hoạt động ra tầm quốc tế.
Concern:
Là hình thức tập đoàn kinh tế xuất hiện chủ yếu thông qua mối liên kết ngang giữa ít nhất là hai công ty lớn kinh doanh độc lập trong cùng một ngành sản xuất. Concern không có tư cách pháp nhân, tính pháp lý của Concern thể hiện ở tính pháp nhân độc lập của các công ty thành viên. Trong Concern, công ty mẹ thông qua ngân hàng độc quyền của mình để đầu tư vào các công ty khác nhằm biến chúng thành các công ty con và điều hành hoạt động của cả tập đoàn. Mục tiêu thành lập Concern là tạo tiềm lực mạnh về tài chính để phát triển kinh doanh, hạn chế rũi ro, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới. Các công ty của Concern hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất, thương mại, ngoại thương và các dịch vụ có liên quan. Các
công ty con độc lập về mặt pháp lý nhưng bị công ty mẹ chi phối về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung giữa công ty mẹ và công ty con thông qua các hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư.
Conglomerate:
Là tập đoàn hoạt động tài chính thông qua mua bán chứng khoán trên thị trường để đầu tư vào các công ty có lợi nhuận và những ngành nghề kinh doanh có hiệu quả cao. Các công ty khi trở thành thành viên của Conglomerate phải thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tập đoàn. Đây là tập đoàn đa ngành, các công ty thành viên có tính độc lập hoặc tự chủ cao trong các sản phẩm của mình, có mối quan hệ với nhau về công nghệ sản xuất và có mối quan