Phương pháp định giá dựa trên tài sản

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 66 - 68)

2.1 Phương pháp tính

Định giá dựa trên cơ sở tài sản xác định giá trị một công ty bằng cách nhận diện và tổng hợp giá trị tài sản của công ty. Giá trị của cổ phần được tính toán bằng cách trừ đi giá trị của nợ.

Công thức: Giá trị cổ phần= Giá trị công ty- Giá trị nợ.

Một số tài sản và nợ được điều chỉnh theo thị trường. Đầu tư vào nợ và vốn cổ phần được thực hiện tại mức giá thị trường hợp lý (nếu một phần danh mục giao dịch hoặc chúng sẵn sàng để bán). Nợ thường tiến đến gần giá thị trường trên bảng cân đối kế toán và trong bất kỳ trường hợp nào giá thị trường của nhiều khoản nợ có thể được khám phá trong phần ghi chú của các báo cáo tài chính. Tiền mặt và các khoản phải thu cũng gần với giá trị thị trường của chúng (mặc dù khoản phải thu ròng cũng có các khoản phải nghi vấn).

2.2 Một số hạn chế của phương pháp định giá tài sản

Phần chính yếu của tài sản tạo ra giá trị được ghi chép tại mức chi phí lịch sử trừ dần, và do đó thường không phản ánh giá trị của các thành quả mong đợi.

chúng là quá khó theo các chuẩn mực kế toán chung. Các kế toán viên cho giá trị thường cho giá trị của các tài sản này bằng zero. Công ty có thương hiệu có thể có giá trị hơn tài sản hữu hình của chúng cộng lại và có thể có giá trị thị trường của các tài sản cao hơn giá trị sổ sách của các tài sản mà công ty đang nắm giữ.

Định giá dựa trên tài sản có khả năng tái cấu trúc bảng cân đối kế toán bởi: Xác định giá thị trường hiện hành cho tài sản và nợ trên bảng cân đối kế toán. Nhận diện các tài sản đã bị bỏ qua và ấn định một giá thị trường cho chúng.

2.3 Một số khó khăn cần giải quyết của vấn đề định giá tài sản

Tài sản liệt kê trên bảng cân đối kế toán có thể không được giao dịch thường xuyên,nên không phải lúc nào cũng có giá trị thị trường.

Giá trị thị trường, nếu có sẵn, không thể là thước đo giá trị vô hình hiệu quả nếu thị trường tài sản là không hoàn hảo.

Giá trị thị trường, nếu có sẵn, có thể không đại diện cho giá trị của một tài sản nào đó được sử dụng cụ thể trong công ty. Người ta có lẽ thiết lập hoặc là giá thay thế giá hiện tại đối với một tài sản hoặc là giá bán hiện hành (giá trị thanh khoản), nhưng không có mức giá nào trong số này có thể là giá trị mà chúng ta đang quan tâm. Các nhà xưởng được sử dụng trong sản xuất có thể không có cùng giá trị như khi sử dụng chúng để làm nhà kho.

Các tài sản bỏ qua phải được nhận diện bằng giá trị thị trường đã xác định. Tài sản thương hiệu là gì? Thuật ngữ “tài sản vô hình” cho thấy sự khó khăn trong đo lường giá trị. Những người ước tính giá trị của tài sản thương hiệu và tài sản tri thức đã làm một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Các kế toán viên liệt kê các tài sản vô hình trên bảng cân đối kế toán chỉ khi nào chúng được mua trên thị trường chỉ vì lúc đó giá trị thị trường chỉ vì lúc đó giá trị thị trường mới có sẵn.

Tổng giá trị thị trường của các tài sản có thể không bằng với giá trị thị trường của các tài sản cộng lại. Các tài sản được sử dụng kết hợp với nhau. Các nhà doanh nghiệp tạo ra các công ty nhằm kết hợp các tài sản thành một thể thống nhất để tạo giá trị. Giá trị của tài sản trợ lực thì khó xác định. Xác định giá trị vô hình của công ty-giá trị của các tài sản kết hợp- là một vấn đề khó của định giá.

Kết luận, định giá trên cơ sở tài sản sẽ khả thi trong vài trường hợp. Chẳng hạn như chúng ta có thể định giá quỹ đầu tư vào các cổ phiếu đã giao dịch bằng cách cộng giá trị thị trường cổ phiếu này lại. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, công ty cũng có giá trị hơn giá trị thị trường trong bảng cân đối kế toán nếu một trong các tài sản của qũy đầu tư có khả năng kiếm được siêu lợi nhuận. Và giá trị thị thường của cổ phiếu quỹ là không hiệu quả-đây sẽ là trường hợp nếu nhà quản lý quỹ chọn giá cổ phiếu sai lầm. Phân tích dựa trên cơ sở tài sản đôi khi được áp dụng khi tài sản chủ yếu của công ty là nguồn tự nhiên như dầu mỏ, khoáng sản, trồng rừng… Thật vậy, các công ty này đôi khi còn gọi là “công ty dựa vào tài sản”. Các trữ lượng (của dầu hoặc khoáng sản) hoặc là diện tích (của trồng rừng) được ước tính và định giá ở mức giá trị thị trường hiện tại đối với các nguồn lực này với một khoảng chiết khấu cho các chi phí vượt trội ướt tính.

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 66 - 68)