Nâng cao nhận thức doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc minh bạch hóa thông tin và khai thác các phương tiện truyền thông hợp lý

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 56 - 60)

thông tin và khai thác các phương tiện truyền thông hợp lý

Việc minh bạch thông tin và khai thác phương tiện truyền thông hợp lý không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tối đa hóa giá trị của mình khi chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) mà còn là đòn bẩy hiệu quả cho sự phát triển kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường coi nhẹ vấn đề tư vấn xây dựng một chiến lược thông tin cho doanh nghiệp xuyên suốt tất cả các khâu trước và sau IPO. Ngoại trừ các công ty lớn, hầu hết các công ty nhỏ của Việt Nam tiết kiệm tối đa chi phí công bố thông tin. Các doanh nghiệp này chỉ làm theo đúng luật là đăng tải thông tin trên một tờ báo Trung Ương và một tờ báo của địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, chi phí cho việc đăng tải thông tin không được tiết kiệm là bao, nhưng điều này lại gây thiệt thòi cho chính doanh nghiệp. Bởi, thứ nhất, nhà đầu tư sẽ ít có cơ hội tiếp cận các thông tin của doanh nghiệp. Thứ hai, các tổ chức cũng bỏ qua cơ hội (bởi các tổ chức thường chấp nhận bỏ qua cơ hội hơn là không biết rõ, hoặc biết mù mờ về thông tin doanh nghiệp), cho dù có thể sau đó giá cổ phiếu đó tăng. Như vậy có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không chào bán hết được cổ phiếu hoặc không chào bán được giá cao.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận xét việc nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị IPO hay đã niêm yết trên sàn chứng khoán vẫn chưa làm tốt vấn đề minh bạch thông tin doanh nghiệp, sẽ dẫn đến xói mòn niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.

Chính vì vậy, vấn đề mấu chốt là phải tạo ra được nhận thức chung cho doanh nghiệp và các công ty tư vấn, bảo lãnh phát hành về tầm quan trọng cũng như lợi ích lâu dài của sự

minh bạch hóa cho bản thân doanh nghiệp. Những lợi ích này có thể bao gồm sự quan tâm

hàng đầu của giới đầu tư, doanh nghiệp nằm trong danh sách khuyến nghị của các nhà môi giới, nhà phân tích, các định chế tài chính sẽ muốn giao dịch, cổ đông sẽ gắn bó lâu dài và sẵn lòng hỗ trợ công ty…

Mặt khác, một yếu tố không kém phần quan trọng giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này là vai trò của các công ty tư vấn IPO. Thực tế, nhiều công ty thường coi nhẹ vấn đề tư vấn xây dựng một chiến lược thông tin cho doanh nghiệp xuyên suốt tất cả các khâu trước và sau IPO. Thiếu sót này là do hầu hết các công ty tư vấn chỉ có chuyên môn về lĩnh vực tài chính và hầu như không có kiến thức về xây dựng chiến lược công bố thông tin. Do vậy họ thường đơn thuần tư vấn doanh nghiệp công bố thông tin theo đúng quy định .

Hàng tháng, các doanh nghiệp niêm yết nên cố gắng công bố thông tin vắn tắt về tình hình sản xuất kinh doanh; Phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong tháng, thông tin về việc triển khai thực hiện các dự án lớn. Doanh nghiệp cũng nên xúc tiến việc thực hiện soát xét báo cáo tài chính theo quý. Định kỳ từ 3 - 5 năm, các doanh nghiệp niêm yết nên có 1 báo cáo định giá doanh nghiệp. Báo cáo này gồm việc định giá chi tiết các loại tài sản vô hình, hữu hình, tài sản lưu động... gần giống với báo cáo định giá tài sản của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa do các tổ chức tài chính trung gian có uy tín tiến hành.

CHƯƠNG 4

Trước khi đi vào phần chiến lược đầu tư dành cho các nhà đầu tư, nhóm chúng tôi xin đưa ra một bảng thống kê về những cổ phiếu được phát hành IPO và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong những năm gần đây. Vì số lượng các đợt IPO tại thời gian qua khá là ít nên nó không mang tính đại diện cao khi suy rộng ra toàn bộ thị trường. Khi nhìn vào bảng tổng hợp bên dưới, ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi khi nắm giữ những chứng khoán dài hơn 6 tháng đều có tỷ suất sinh lợi âm, chỉ có tỷ suất sinh lợi trong 1 ngày, 1 tháng và 3 tháng là dương. Trong đó thì tỷ suất sinh lợi 1 ngày và 1 tháng là đáng kể, lần lượt là 20% và 30%. Tuy nhiên đây lại là tỷ suất sinh lợi trong khoảng thời gian trung bình là 534 ngày, nếu tính ra thì chỉ đạt lần lượt là 13,7% và 20%/năm. Khi đem so với tỷ suất sinh lợi trong thời gian này ( từ 21/03/1007 cho đến 05/09/2008) thì nó cao hơn tỷ suất sinh lợi của VNIndex (-55%). Một tỷ suất sinh lời khá khiêm tốn khi đầu tư chứng khoán. Nhưng khi xem xét kỹ thì cả ba tỷ suất sinh lợi này dương là do có cổ phiếu của VITACO chi phối. Cổ phiếu của VITACO là cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cực kỳ lớn do nó chọn thời điểm IPO vào năm 2007 – năm thị trường chứng khoán tăng nóng, điều này cũng làm cho giá của cổ phiếu VITACO tăng gấp nhiều lần so với giá IPO của nó, dẫn đến tỷ suất sinh lợi tăng đến 616% vào ngày niêm yết. Khi loại bỏ cổ phiếu này ra khỏi danh mục nghiên cứu thì tỷ suất sinh lợi trung bình của thị trường chạy về con số âm. Điều này chứng tỏ rằng tại Việt Nam hầu hết những cổ phiếu khi IPO đều bị định giá cao. Hay nói cách khác là, định giá cao là xu hướng định giá chủ đạo khi IPO tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, chiến lược đầu tư mà nhóm chúng tôi đưa ra là: KHÔNG NÊN THAM GIA VÀO CÁC VỤ IPO.

Khi xem xét riêng những cổ phiếu của nhà nước khi thực hiện IPO (chủ yếu là những doanh nghiệp lớn) thì nhóm chúng tôi thấy rằng, tỷ suất sinh lời trung bình của những cổ phiếu đều bị âm. Và thời gian nắm giữ càng dài thì tỷ suất sinh lời càng âm. Điều này cho ta thấy được một thực trạng rằng: những cổ phiếu này đã bị định giá cao. Do đó, chiến lược đầu tư vào những cổ phiếu này là KHÔNG NÊN ĐẦU TƯ.

Một điều nữa mà nhóm chúng tôi muốn đề cập đến là tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán khi niêm yết vào năm 2007 đều có một tỷ suất sinh lời khá là cao (lên đến 245%). Năm 2007 là thời điểm mà thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng nóng, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường vào thời điểm này đều có mức giá khá là cao. Do đó, nhiều doanh nghiệp cũng chọn thời điểm này để thực hiện IPO. Tuy nhiên, điều này chỉ có lợi cho doanh nghiệp, còn đối với nhà đầu tư thì đây lại là một tin xấu. Tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán mà IPO vào thời điểm này đều có tỷ suất sinh lợi âm (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm). Vậy nên chiến lược đầu tư mà nhóm chúng tôi đưa ra là KHÔNG NÊN THAM GIA VÀO CÁC VỤ IPO KHI THỊ TRƯỜNG TĂNG TRƯỞNG QUÁ NÓNG, CŨNG KHÔNG NÊN ĐẦU TƯ VÀO GIAI ĐOẠN NÀY.

Khi nghiên cứu về vấn đề IPO tại Việt Nam, nhóm chúng tôi đã đề ra ba chiến lược đầu tư dành cho các nhà đầu tư tham gia vào các đợt IPO. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin nhắc lại rằng, bản thân chiến lược này được xây dựng dựa trên thực nghiệm thị trường chứng khoán Việt Nam – nơi mà có thị trường chứng khoán non trẻ, số lượng công ty chứng khoán niêm yết vẫn còn quá ít, và do đó số lượng cổ phiếu thực hiện IPO mà nhóm chúng tôi tìm được cũng rất ít, chưa thể đại diện cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam được. Đây chính là rủi ro nội tại của chiến lược mà nhà đầu tư phải chấp nhận khi sử dụng những chiến lược trên. Và quan trọng hơn nữa là, chiến lược này chỉ mang ý nghĩa tham khảo, nó không thể thay thế quyết định đầu tư của chính những nhà đầu tư, do đó HÃY THẬN TRỌNG ĐẾN MỨC HẾT MỨC KHI THAM GIA ĐẦU TƯ VÀO CÁC VỤ IPO.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trầm: trầm lắng trước khi có những cuộc bùng nổ về các đợt phát hành IPO vào năm 2007 và rồi lại trở lại giai đoạn trầm lắng từ năm 2008 trở về sau.

Bên cạnh những cuộc IPO thành công thì cũng có không ít những đợt IPO thất bại, thậm chí là thất bại nhiều lần. Các đợt phát hành IPO những năm qua thì có đợt định giá cao, có đợt định giá thấp và cũng có những đợt không cao không thấp.

Nhìn chung thì tại thị trường chứng khoán Việt Nam xu hướng định giá chủ đạo khi phát hành IPO là định giá cao. Xu thế này đặc biệt rõ ràng hơn đối với các công ty Nhà nước khi phát hành IPO mà điển hình là Vietcombank. Bên cạnh đó, việc các công ty chọn thời điểm phát hành vào năm 2007 thì chỉ có lợi cho chính mình mà hoàn toàn gây ra bất lợi cho các nhà đầu tư.

Dựa trên những phân tích này thì nhóm chúng tôi đưa ra ba kiến nghị đầu tư nhưng tựu chung lại thì cũng chỉ có một ý, đó là: NÊN THẬN TRỌNG VÀ CÂN NHẮC KỸ KHI THAM GIA VÀO CÁC VỤ IPO.

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 56 - 60)