Thiết lập một quá trình IPO chuẩn

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 54 - 55)

Về cơ bản, các bước để IPO một doanh nghiệp ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta xác định giá doanh nghiệp, đưa ra mức giá khởi điểm, đấu giá, phát hành ra công chúng rồi mới bán cho đối tác chiến lược dựa trên cơ sở của giá đấu bình quân. Trong khi đó, ở nước ngoài, quá trình IPO luôn đi kèm với niêm yết. Đầu tiên doanh nghiệp IPO sẽ chọn đối tác tư vấn, đối tác nghiên cứu, khảo sát và định giá doanh nghiệp, đưa ra mức giá và số lượng phát hành thích hợp đồng thời chọn nhà bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp IPO. Sau đó doanh nghiệp chọn sàn niêm yết, mã niêm yết và tiến hành IPO.

Việc IPO các doanh nghiệp lớn nên theo thông lệ quốc tế. Thông thường, ở các nước việc chào bán cho các đối tác chiến lược được thực hiện trước khi IPO từ 2-3 năm, vì các doanh nghiệp này thường có tham vọng IPO ra thị trường vốn quốc tế và chính các đối tác chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp thành công khi thực hiện tham vọng này.

Theo thông lệ quốc tế, các đợt IPO doanh nghiệp lớn thường phải thuê các nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp và ngân hàng đầu tư hàng đầu để giúp doanh nghiệp trong việc định giá cổ phiếu chào bán, đồng thời các quy trình liên quan đến chào bán đã được phê duyệt trước, ngoại trừ mức giá chào bán. Chỉ khi nào tất cả mọi việc đã sẵn sàng thì giá chào bán mới được công bố ra.

Khi nhà tư vấn hoặc một ngân hàng đầu tư được thuê để tư vấn cho IPO của các doanh nghiệp thì thông thường họ phải làm việc với đội ngũ các chuyên gia khác như các nhà môi giới, luật sư, kiểm toán viên... nhằm xây dựng một bản cáo bạch có sức thuyết phục

quan chức năng. Và tuỳ vào thời điểm thích hợp, thống nhất với doanh nghiệp IPO đưa ra mức giá hợp lý. Như vậy tính linh hoạt của họ trong việc định giá doanh nghiệp "gắn" với thị trường để đảm bảo mức độ thành công của IPO, cũng như tránh rủi ro cho nhà phát hành, bên bảo lãnh phát hành...

Dù thị trường ế ẩm thì Nhà nước cũng nên tìm mọi cách đẩy nhanh tiến trình IPO, nhất là các doanh nghiệp lớn để tạo thanh khoản, tiềm năng, giá trị và sức hấp dẫn cho thị trường. Tuy nhiên, để không rơi vào cảnh bán không ai mua, các doanh nghiệp có thể chia nhỏ lượng cổ phần chào bán ra thành nhiều đợt với mức giá hợp lý. Cách làm này vừa đảm bảo nguồn cung thị trường không bội thực, vừa hoàn thành được mục tiêu chuyển đổi cổ phần hóa, nhằm thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w