Nhận xét về IPO của VCB

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 36 - 39)

2. Thực trạng phát hành IPO tại Việt Nam 1 Tổng quan về các đợt IPO thời gian qua

2.2.1.3Nhận xét về IPO của VCB

IPO Vietcombank được đánh giá là thành công, bởi lẽ số lượng cổ phần đã bán hết và tỷ lệ đấu giá thành công khá cao và thỏa mãn cho cả 4 nhóm nhà đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó, IPO của Vietcombank cũng đã để lại không ít những hệ lụy. Người chịu thiệt thòi nhất chính là các trái chủ Vietcombank, đặc biệt là các trái chủ đã nắm giữ số lượng lớn trái phiếu với mức lãi suất 6%/năm, hoặc mua lại từ thị trường giao dịch với giá 130-140.000 VND, thậm chí có lúc đến 260-270.000 đồng, họ thấp thỏm đợi chờ giá IPO nhưng đã vỡ mộng. Những kế hoạch tiếp theo của quy trình IPO và niêm yết vẫn còn dài. Liệu đàm phán giữa Vietcombank và các đối tác chiến lược có thành công và khi nào thì mới có câu trả lời chính thức? Theo quy định của Vietcombank trong bản công bố thông tin thì Vietcombank chỉ được phép bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá không được thấp hơn giá IPO nên cho đến thời điểm hiện tại thì Vietcombank vẫn chưa tìm được đối tác chiến lược cho riêng mình. Trong bối cảnh mà sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước hợp tác với các ngân hàng nước ngoài theo kiểu đôi

đối tác chiến lược cho Vietcombank thì đúng là khó khăn lớn cho ngân hàng này khi không tranh thủ được những lợi thế kinh doanh của các ngân hàng ngoại như là cung cách quản lý điều hành, công nghệ... Còn giá cổ phiếu hậu IPO thì sao? Cụ thể là giá cổ phiếu của Vietcombank sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ như thế nào? Xin mời xem qua bảng sau:

Bảng 1.1 Giá cổ phiếu Vietcombank theo tháng trong 1 năm kể từ ngày niêm yết

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM Bảng trên cho ta thấy rằng, giá cổ phiếu của Vietcombank không ngừng giảm sút kể từ ngày lên sàn. Nếu đem so với giá khi IPO là khoảng 108.000 thì rõ ràng bây giờ những người nắm giữ cổ phiếu Vietcombank đã bị lỗ khoảng 2/3. Nếu ta đem giá cổ phiếu khi IPO so sánh với giá niêm yết vào ngày giao dịch đầu tiên thì ta thấy rằng giá IPO của Vietcombank đã bị định giá cao khoảng 44,44%.

Lý giải cho sự chênh lệch giá quá cao như vậy, ta hãy xem lại thời điểm niêm yết của Vietcombank. Thời điểm niêm yết của Vietcombank rơi vào thời điểm sau khủng hoảng tài chính năm 2008 nên giá cổ phiếu của Vietcombank giảm một phần là do nguyên nhân này.

Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của Chính phủ vài năm gần đây cũng làm cho lượng tiền chảy vào chứng khoán giảm nên giá cổ phiếu của Vietcombank cũng khó mà tăng.

Cũng xin nói thêm rằng, có một sự trì hoãn giữa ngày IPO và ngày giao dịch đầu tiên, điều này cũng tạo ra một khoảng thời gian tĩnh lặng cho nhà đầu xem xét lại kỳ vọng của mình về tiềm năng trong tương lai của Vietcombank. Một điều đặc trưng thường thấy ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá là yêu cầu về việc thặng dư vốn lớn khi cổ phần hoá. Đó cũng là một yếu tố dẫn đến việc định giá cao. Hơn thế nữa, thời điểm IPO của Vietcombank thì cung cổ phiếu của những doanh nghiệp ngành tài chính – ngân hàng cũng khá ít, do đó cổ phiếu của Vietcombank vào thời điểm đó có thể thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, về sau này, khi mà nguồn cung của thị trường tăng lên đáng kể, của cả những doanh nghiệp cùng ngành và khác ngành đã làm thu hút bớt sự chú ý của thị trường về những cổ phiếu của những doanh nghiệp làm ăn tốt hơn. Điều này cũng góp phần làm cho giá của cổ phiếu Vietcombank khó mà tăng lên được.

Vietcombank (VCB) % Lợi nhuận

Ngày phát hành IPO 26/12/2007

Số lượng phát hành 97.500.000 CP

Giá phát hành 107.860

Ngày niêm yết 30/06/2009

Giá ngày đầu tiên niêm yết 60.000 -44.37

Giá sau 1 tháng niêm yết 54.000 -49.81

Giá sau 3 tháng niêm yết 53.500 -50.4

Giá sau 6 tháng niêm yết 47.000 -56.42

Giá sau 1 năm niêm yết 41.200 -61.8

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM Theo phương pháp này thì ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi của người nắm giữ cổ phiếu của Vietcombank sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm đều bị âm. Điều này cho ta kết luận rằng giá IPO của Vietcombank là quá cao hay nói cách khác Vietcombank đang bị IPO cao giá.

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 36 - 39)