Hoạt động tổ chức thị trường GDCK

Một phần của tài liệu QLNN Về thị trường chứng khoán (Trang 66 - 68)

III. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam 1 Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam

2.6.1.Hoạt động tổ chức thị trường GDCK

2. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.Hoạt động phát hành chứng khoán

2.6.1.Hoạt động tổ chức thị trường GDCK

Theo quy định hiện hành, hoạt động tổ chức thị trường GDCK do SGDCK và TTGDCK đảm nhận. TTGDCK là đơn vị sự nghiêp có thu, trực thuộc UBCKNN; SGDCK là một pháp nhân, thuộc sở hữu Nhà nước và hoạt động dưới hình thức là môt công ty TNHH, là đơn vị hạch toán độc lập. Chức năng của SGDCK và TTGDCK là tổ chức quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động tại đơn vị của mình và thực hiện một số dịch vụ công trong lĩnh vực CK&TTCK theo quy định của pháp luật. Cũng theo quy định hiện hành, UBCKNN có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các SGDCK, TTGDCK, TTLKCK. Điều này cho thấy việc quản lý và giám sát của UBCKNN ( là cơ quan QLNN) với các tổ chức trên ( là cơ quan tổ chức thị trường GDCK) chủ yếu mang nặng tính nội bộ. Nghĩa là cơ quan chủ quản thực hiện các hoạt đông quản lý và giám sát đối với các đơn vị thành viên trực thuộc do vậy chưa thực sự đảm bảo tính khách quan và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến hệ quả là mô hình giám sát TTCK chưa thật sự hoàn chỉnh và chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức hoạt động của UBCKNN chưa có bộ phận chuyên trách về vấn đề này, mà chức năng giám sát TTCK hoàn toàn do các SGDCK, TTGDCK đảm nhận. TTLKCK là đơn vị chịu sự giám sát của UBCKNN song lại trực thuộc UBCKNN, nên hoạt

động giám sát của họ mang nặng tính chất giúp việc cho UBCKNN, chưa có tính độc lập thực sự nên hiệu quả giám sát chưa cao.

2.6.2.Quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán

Theo Luật Chứng khoán thì kinh doanh chứng khoán là vịêc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

Để quản lý, giám sát hoạt đông của các tổ chứa này, UBCKNN đã ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản như Quyết định số 92/2004/QĐ-BTC về hệ thống chỉ tiêu giám sát đối với CtyCK, CtyQLQ, Quyết định số 401/2005/QĐ- UBCK ngày 19/9/2005 về việc ban hành quy định giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của các thành viên lưu ký và TTGDCK,TTLKCK. Đây là những căn cứ pháp lý cần thiết và cụ thể cho các bộ phận chức năng của UBCKNN, TTGDCK, TTLKCK để triển khai các hoạt động giám sát TTCK một cách có hiệu quả. Trong quá trình giám sát hoạt động của các tổ chức này, UBCKNN đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm khi kinh doanh trên thị trường. Tuy vậy, công tác này còn chưa được thực hiện triệt để. Còn tình trạng nhiều CtyCK chưa thực hiện chế độ báo cáo một cách nghiêm túc, nhiều CtyCK đã triển khai hoạt động giao dịch kì hạn ( repo) nhưng thực chất đó là hình thức cho vay có bảo lãnh nhưng không có quy trình nội bộ thực hiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính các CtyCK. Trong khi đó, công tác kiểm soát nội bộ của các CtyCK còn khá lỏng lẻo, chưa có cán bộ chuyên trách công tác này.

Theo quy định hiện nay, các CtyCK được phép nhận tiền trực tiếp từ các nhà đầu tư và quản lý tài khoản tiền gửi mua chứng khoán mà không thông qua tài khoản của nhà đầu tư tại Ngân hàng như phần lớn ở các nước khác. Điều này còn phù hợp với nền kinh tế còn nặng về giao dịch tiền mặt như ở nước ta. Tuy nhiên, UBCKNN lại chưa có các giải pháp hữu hiệu để tăng cường giám sát sự

tách biệt về tài khoản của nhà đầu tư và các CtyCK, làm giảm tính an toàn và minh bạch của TTCK.

Trước sự bùng nổ của TTCK trong thời gian gần đây, số nhà đầu tư đến các sàn giao dịch ngày càng nhiều, trong khi đó, cơ sở vật chất, hạ tầng và hệ thống phục vụ đều không đủ để đáp ứng do đó đã làm giảm chất lượng dịch vụ của các tổ chức này. Bên cạnh đó, nhiều CtyCK không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc nhập lệnh giao dịch, phân biệt đối xử với giao dịch của nhà đầu tư. Có nhiều hành vi ưu tiên nhập lệnh cho các nhà đầu tư lớn, là khách hàng quen thuộc với giá trị và khối lượng giao dịch rất lớn, hay là ưu tiên nhập lệnh của chính công ty mình (do các CtyCK còn có hình thức tự doanh chứng khoán). Khi bị phát hiện vi phạm thì mức xử phạt theo quy định hiện hành lại quá nhỏ so với những gì mà họ thu được thông qua các giao dịch này. Bởi vậy mới có tình trạng một CtyCK vi phạm nhiều lần cùng một lỗi như trên.

Công tác quản lý và giám sát các hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán chưa thực sự chặt chẽ. Theo quy định, các vị trí từ Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và các nhân viên kinh doanh của các CtyCK phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. Song trên thực tế, điều này chưa được chấp hành một cách nghiêm túc. Tính đến hết 2006, trong tổng số khoảng 560 nhân viên đang làm việc tại các CtyCK thì chỉ có 43% trong số này là có các chứng chỉ trên.Thậm chí nhiều thành viên trong ban lãnh đạo còn chưa có các chứng chỉ này. Điều này làm tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng không tốt tới TTCK khi tồn tai một lực lượng nhân lực trong ngành chưa có đủ các điều kiện hành nghề trong một lĩnh vực hết sức nhạy cảm như vậy.

Một phần của tài liệu QLNN Về thị trường chứng khoán (Trang 66 - 68)