QLNN đối với hoạt động CBTT

Một phần của tài liệu QLNN Về thị trường chứng khoán (Trang 61 - 64)

III. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam 1 Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam

2.4.QLNN đối với hoạt động CBTT

2. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.Hoạt động phát hành chứng khoán

2.4.QLNN đối với hoạt động CBTT

Với sự ra đời của Nghị định 144, Thông tư 57/2004/TT-BTC và Quyết

định 245/QĐ-UBCK ban hành năm 2005 thì các hồ sơ cho hoạt động CBTT trên TTCK Việt Nam đã được quy định đầy đủ, hoàn chỉnh. Đối tượng CBTT được mở rộng hơn bao gồm tất cả các TCPH, TCNY, ĐKGD, CtyCK, CtyQLQ, TTGDCK, SGDCK. Luật Chứng khoán được ban hành cùng với Thông tư 39/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 18/4/2007 về hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và CBTT trên TTCK đã làm cho các quy định về hoạt động này được hoàn chỉnh thêm một bước theo hướng quy định cụ thể các trường hợp phải CBTT cho từng đối tượng CBTT.

Một trong những điểm mới của Luật Chứng khoán và Thông tư số 38 là việc đưa các công ty đại chúng vào đối tượng CBTT với cùng mặt bằng nghĩa vụ như đối với các TCNY. Với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, việc yêu cầu các công ty đại chúng CBTT sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô vốn và cơ cấu sở hữu cổ đông cho dù có niêm yết hay không niêm yết. Xét dưới góc độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, quy định này có tác dụng rất quan trọng trong việc minh bạch hoá thông tin của một bộ phận lớn thị trường tự do ( công ty đại chúng chưa niêm yết), giúp nhà đầu tư có thông tin trung thực về các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang nằm ngoài phạm vi quản lý pháp luật về CK&TTCK. Nếu như trong Thông tư 57 trước đây chỉ quy định chung là việc CBTT được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm của các tổ chức, công ty và các phương tiện CBTT của TTGDCK hay SGDCK thì tại Thông tư 38 đã cụ thể hoá các phương tiện CBTT phù hợp với từng đối tượng, nhằm giúp cho việc CBTT được tiến hành một cách thuận lợi và kịp thời nhất. Ví dụ như, phương tiện CBTT của công ty đại chúng bao gồm các báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của công ty đại chúng,

các phương tiện CBTT của UBCKNN, phương tiện thông tin đại chúng; còn các phương tiện CBTT của SGDCK, TTGDCK gồm các bản tin TTCK, trang thông tin, điện tử của SGDCK, TTGDCK, bảng hiển thị điện tử của SGDCK, TTGDCK, các trạm đầu cuối tại SGDCK, TTGDCK, các phương tiện CBTT của UBCKNN và các phương tiện thông tin đại chúng. Lần đầu tiên, tại các quy định về chế độ CBTT có yêu cầu tất cả các đối tượng CBTT phải cập nhật thông tin trên các trang thông tin điện tử, các tài liệu báo cáo của các tổ chức này phải lưu giữ dưới dạng các văn bản và dữ liệu điện tử…Đây được coi là giải pháp hiệu quả để đưa thông tin đến được tới được tối đa nhà đầu tư một cách đồng bộ và kịp thời nhất, rút ngắn độ trễ trong quá trình công bố thông tin. Thời gian bảo quản và lưu trữ thông tin theo quy định mới này là 10 năm thay vì 2 năm như trong Thông tư 57…Những đổi mới này trong Thông tư 38 đã góp phần làm tăng hiệu quả QLNN, việc tuân thủ các quy định mới này sẽ góp phần tạo dựng một TTCK ngày càng minh bạch, công khai, công bằng.

Trong thực tế hoạt động quản lý, các cơ quan quản lý đã từng bước mở rộng việc CBTT liên quan đến những định hướng, chiến lược phát triển TTCK trong tương lai. Các quy trình, biểu mẫu CBTT đã được Bộ Tài chính, UBCKNN từng bước hoàn thiện theo hướng đảm bảo và cụ thể, tạo điều kiện cho các đối tượng CBTT triển khai thực hiện.

Công tác giám sát và xử lý các vi phạm về CBTT đã bước đầu được chú trọng. Trong giai đoạn đầu vận hành TTCK, các sai phạm CBTT của một số CtyNY xuất hiện tương đối phổ biến như CBTT sai lệch kết quả kinh doanh năm 2002 của công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA, việc gian lận thuế giá trị gia tăng của Canfoco năm 2002. Gần đây nhất là vụ xử phạt công ty TNHH CAVICO khi công ty này trở thành cổ đông lớn của CtyCP Khai thác mỏ và xây dựng Việt Nam Cavico nhưng lại không thực hiện chế độ báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn cho UBCKNN và SGDCK Tp.HCM trong thời gian quy định với mức phạt 20 triệu đồng, phạt CtyCP phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tầu 20 triệu đồng khi công ty này không CBTT đầy đủ theo theo đúng thời hạn pháp luật. Như vậy,

việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về CBTT đã bước đầu được coi trọng nhằm răn đe và đảm bảo tính minh bạch trên thị trường.

Tuy vậy, hiện nay công tác QLNN đối với lĩnh vực CBTT vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Thứ nhất phải đề cập đến là các phương tiện CBTT của UBCKNN và TTGDCK, SGDCK còn khá hạn chế, chủ yếu là qua các phương tiện như các trang web, ấn phẩm chuyên ngành như Tạp chí chứng khoán, Tờ tin TTCK, Thống kê TTCK được phát hành hàng tháng. Nội dung trên các trang web còn khá nghèo và chưa cập nhật. Các thông tin chủ yếu tập trung vào tình hình khớp lệnh, kết quả các giao dịch trong ngày mà chưa cung cấp kịp thời các thông tin mang tính định hướng thị trường như các chỉ báo về thị trường… Việc hệ thống CBTT chưa hoàn toàn được tin học hoá nên việc truyền tin để công bố chủ yếu theo con đường công văn. Điều này gây ra độ chậm chễ và làm giảm giá trị của thông tin khi được đưa ra công bố. Sự phối hợp giữa UBCKNN, SGDCK, TTGDCK và các phương tiện truyền thông trong thời gian này đã chủ động hơn về việc đưa tin về TTCK song mật độ, chủng loại và chất lượng thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Thứ hai là việc giám sát quá trình công bố thông tin của các TCPH, TCNY chưa được thực sự chặt chẽ và kịp thời nên đã xảy ra nhiều sai sót và vi phạm trong quá trình CBTT của một số công ty như ví dụ ở trên. Cùng với sự bùng nổ của TTCK trong năm 2006-2007, một số hiện tượng vi phạm trên TTCK đã xuất hiện như hiện tượng giao dịch nội gián, sự chậm chễ trong công bố thông tin, sự rò rỉ thông tin trong quá trình công bố thông tin liên quan đến một số TCPH, TCNY, tổ chức ĐKGD đặc biệt là trong hoạt động CPH đã đưa đến tình trạng thiếu minh bạch và công bằng trên TTCK. Mặc dù cơ quan QLNN đã nhận thấy được hiện tượng này xảy ra thông qua phản ứng từ các nhà đầu tư và dư luận song lại chưa có biện pháp đủ mạnh để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng này. Các cơ sở pháp lý để xử lý các sai phạm của các đối tượng có nghĩa vụ CBTT chưa thực sự đủ mạnh. Theo quy định tại Nghị định 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK thì mức phạt tối đa là 20 triệu đông. Theo quy định tại Nghị

định 161/2004/NĐ-CP và nay được thay thế bằng Nghị định 36/2007/NĐ-CP ban hành ngày 8/3/2007 thì mức phạt cao nhất hiện nay là 70 triệu đồng. Tuy mức phạt có tăng nhưng vẫn còn khá nhẹ, chưa đủ để cảnh cáo các tổ chức vi phạm. Tổ chức có hành vi vi phạm CBTT phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, song lại chưa có quy định cụ thể về cách thức xác định mức độ thiệt hại của nhà đầu tư để sử dụng hình thức xử phạt này.

Bên cạnh sự yếu kém về công tác quản lý, giám sát việc tuân thủ chế độ công bố thông tin trên TTCK của cơ quan QLNN, thì sự yếu kém của các TCNY cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định này. Hệ thống quản trị của các công ty thường mang tính khép kín, thiếu sự công khai minh bạch về tổ chức và thiếu sự giám sát thực sự của các chủ sở hữu đích thực đã trở thành chỗ dựa cho những vi phạm về CBTT của các TCNY trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu QLNN Về thị trường chứng khoán (Trang 61 - 64)