QLNN đối với hoạt động đăng kí, lưu kí,bù trừ và thanh toán GDCK

Một phần của tài liệu QLNN Về thị trường chứng khoán (Trang 64 - 66)

III. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam 1 Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam

2.5.QLNN đối với hoạt động đăng kí, lưu kí,bù trừ và thanh toán GDCK

2. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.Hoạt động phát hành chứng khoán

2.5.QLNN đối với hoạt động đăng kí, lưu kí,bù trừ và thanh toán GDCK

Việc đăng kí, lưu kí,bù trừ và thanh toán GDCK là những dịch vụ phụ trợ đảm bảo cho việc thanh toán giao dịch và chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, và đây cũng là bước hoàn tất cuối cùng, tạo cho các GDCK trên thị trường thành một vòng tròn khép kín.

Trong giai đoạn đầu xây dựng TTCK, các chức năng về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ các GDCK do TTGDCK Tp.HCM và TTGDCK HN thực hiện độc lập mà không có sự gắn kết với nhau. Theo các quy định khi đó thì thành viên lưu ký chứng khoán là các CtyCK, NHTM Nhà nước, NHTMCP, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được UBCKNN cấp phép lưu ký để cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ các GDCK. Các chứng khoán niêm yết hay ĐKGD tại TTGDCK phải được lưu ký tập trung tại TTGDCK, việc lưu ký chứng khoán được thực hiện theo mô hình hai cấp. Các thành viên lưu ký đóng góp vào Quỹ hỗ trợ thanh toán do TTGDCK quản lý nhằm mục đích thanh toán cho các thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tạm thời. Phương án tổ chức

hệ thống giao dịch theo hướng này đã gây ra sự lãng phí về mặt đầu tư và giảm hiệu quả hoạt động của thị trường nói chung. TTLKCK được thành lập là một giải pháp cần thiết. Theo quyết định 3195/QĐ-BTC ngày 9/9/2005 của Bộ Tài chính thì TTLKCK chứng khoán có nhiệm vụ thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch, mua bán chứng khoán. Việc quy định tất cả về một đầu mối như vậy tránh được tình trạng phân tán, tăng hiệu quả hoạt động nhờ việc lợi dụng được lợi thế theo quy mô của TTLKCK. Cùng với đó, khối chức năng hỗ trợ hoạt động giao dịch sẽ tách khỏi chức năng giao dịch do SGDCK, TTGDCK đảm trách, cho nên mỗi tổ chức đều có điều kiện chuyên môn hoá sâu hơn vào từng lĩnh vực hoạt động đồng thời phạm vi và chất lượng dịch vụ cũng tăng lên nhờ việc hoàn thiện các mặt tổ chức hoạt động và quản trị điều hành của từng đơn vị. Về phạm vi dịch vụ cung cấp, hoạt động của TTLKCK sẽ giúp khắc phục được hạn chế của hệ thống cũ bằng việc mở rộng phạm vi dịch vụ hỗ trợ không chỉ với các chứng khoán đã niêm yết và ĐKGD, mà cả chứng khoán của các doanh nghiệp chưa vào giao dịch trên SGDCK, TTGDCK. Bên cạnh các nhóm dịch vụ cơ bản, TTLKCK còn triển khai các dịch vụ đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và nhà đầu tư như: dịch vụ đăng kí quyền sở hữu, đại lý chuyển nhượng, quản lý hơp đồng giao dịch…Vận dụng linh hoạt cơ chế phòng ngừa rủi ro, mất khả năng thanh toán giữa các thành viên, TTLKCK cũng áp dụng cơ chế cấp mã số cho nhà ĐTNN, làm đơn giản hoá thủ tục, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống và rút ngắn thời gian thực hiện. Quá trình thanh toán đã được cải tiến, rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 xuống còn T+3 theo chuẩn G30 ( đối với các chứng khoán theo phương thức khớp lệnh) tạo sự thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường.

Như vậy, việc Nhà nước quản lý chặt chẽ các hoạt động của TTLKCK thông qua việc cấp phép lưu ký là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế bởi lẽ hoạt động lưu ký chứng khoán được xem là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có liên quan đến việc quản lý và nắm giữ tài khoản của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư

thực hiện được quyền lợi có liên quan trong thời gian lưu ký. Tuy nhiên mô hình tổ chức lưu ký theo hai cấp như hiện tại lại chưa thể đáp ứng yêu cầu cho phép TTLKCK có thể giám sát trực tiếp tình trạng tài khoản của từng nhà đầu tư và chưa cho phép tin học hoá công tác giám sát. Điều này làm giảm hiệu quả công tác quản lý và giám sát quá trình tham gia giao dịch của các nhà đầu tư trên TTCK. Việc Chính phủ thành lập TTLKCK là đúng hướng và phù hợp với thông lệ quốc tế, song mô hình trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu chỉ là tạm thời. Trong tương lai, mô hình này cần thay đổi theo xu hướng phát triển trên thế giới để đảm bảo tình hình và hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu QLNN Về thị trường chứng khoán (Trang 64 - 66)